Quốc kỳ Nhật Bản thay đổi như thế nào theo năm tháng?

Quốc kỳ Nhật Bản là một lá cờ hình chữ nhật có nền trắng với một hình tròn màu đỏ lớn (tượng trưng cho mặt trời) nằm ở chính giữa. Trong tiếng Nhật, quốc kỳ được gọi là Nisshōki, song được biết đến với tên gọi thông tục hơn là Hinomaru – “Lá cờ mặt trời”, được xem là biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc. Cùng Xkld Nhật Bản khám phá xem lá cờ Nhật đã thay đổi như thế nào trong những năm qua nhé!

Ngược dòng thời gian tìm hiểu các loại cờ Nhật Bản

Con đường lịch sử của quốc kỳ Nhật Bản được phát triển qua 2 giai đoạn:

Cờ Nhật Bản giai đoạn trước năm 1990

Trong giai đoạn này, quốc kỳ Nhật Bản còn được gọi là “Nisshōki” nhưng người dân thường gọi là Hinomaru với hình tròn màu đỏ nằm giữa và viết các chữ bên cạnh. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho mặt trời chỉ mọi đầu tiên ở nước Nhật. Mặc dù từ thế kỷ 12 đến tận thế kỷ 18, hình ảnh ấy vẫn chưa phải là hình ảnh của quốc kỳ chính thức. Tuy vậy, nhưng hình tượng mặt trời được xuất hiện nhiều trên các hiệu kỳ mà những người lính Nhật mang ra chiến trường. Cùng với đó, hình tượng ấy còn có trên cánh quạt của các Samurai và được gắn liền với hoàng thất. Trong giai đoạn này “quốc kỳ Nhật Bản” còn được dùng làm bùa chú vì vậy có các câu bùa chú ở bên cạnh.

Lich sử của lá cờ Nhật Bản
Lich sử của lá cờ Nhật Bản

Đến năm 1854, khi có những quy định và lệnh về phân biệt thuyền của Nhật Bản với những con thuyền của các quốc gia khác. Lúc này Hinomaru chính thức được quy định làm hiệu kỳ của Nhật Bản. Từ năm 1870 đến 1885 Hinomaru là quốc kỳ đầu tiên của đất nước mặt trời mọc.

Cờ Nhật Bản giai đoạn sau năm 1990

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã sử dụng quốc kỳ để thể hiện đế quốc của họ. Chính phủ Nhật Bản ra chính sách buộc người dân Nhật và học sinh phải hát Kimigayo (Bài hát quốc ca của Nhật Bản) vào trong những lễ kéo cờ vào buổi sáng (Lễ chào cờ). Sau khi kết thúc chiến tranh, quốc kỳ Nhật Bản gần như đã bị bỏ quên do người dân ít sử dụng và không thường xuyên dùng quốc kỳ theo quy định. Phải đến ngày 13 tháng 8 năm 1999, thì luật pháp Nhật Bản mới công nhận Hinomaru là quốc kỳ chính thức và Kimigayo là bài quốc ca của đất nước mặt trời mọc dùng đến ngày nay.

Những thay đổi về thiết kế của quốc kỳ Nhật Bản

27 tháng 2 năm 1870 – 12 tháng 8 năm 1999

Tỉ lệ cờ 7:10. Đĩa màu được di chuyển 1% về phía cán cờ (trái). Lá cờ này được thiết kế theo Tuyên bố số 57, 1870.

13 tháng 8 năm 1999 – nay

Tỉ lệ cờ 2:3. Lá cờ này được thiết kế theo Tuyên bố số 127, 1999. Đĩa mặt trời được đặt ngay chính giữa và là một khối màu đỏ sáng hơn.

Lá cờ hình chữ nhật có nền trắng với một hình tròn màu đỏ lớn (tượng trưng cho mặt trời) nằm ở chính giữa.
Lá cờ hình chữ nhật có nền trắng với một hình tròn màu đỏ lớn (tượng trưng cho mặt trời) nằm ở chính giữa.

Ý nghĩa của quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản tuy có thiết kế đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa và thông điệp đặc biệt trong đó.

Tượng trưng cho mặt trời

Hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể dễ dàng nhận ra lá quốc kỳ của người Nhật, đó là một lá cờ đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Vòng tròn màu đỏ đó tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương đông và vì thế nên Nhật Bản thường được gọi là “đất nước mặt trời mọc.” Tên gọi chính thức của lá cờ này là Nisshoki (Lá cờ mặt trời) nhưng nó cũng thường được gọi là Hinomaru (Vòng tròn mặt trời).

Tượng trưng cho đức tính của người Nhật

Mặt trời đỏ là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật.

Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu đã tạo ra nước Nhật cách đây 2700 năm, người Nhật cũng tin rằng bà là tổ tiên của Thiên hoàng đầu tiên. Vậy nên các Thiên hoàng còn được gọi bởi cái tên “Thiên tử” (Con trời) và nước Nhật là xứ sở của mặt trời. Các thư tịch cổ ghi lại rằng lá cờ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Lá cờ này cũng được dùng bởi các tướng quân Nhật trong thế kỷ 13 khi họ đương đầu với đội quân xâm lược đến từ Mông Cổ.

>>Xem thêm: 1 phút để tìm hiểu về con người Nhật Bản

Hy vọng với nhũng chia sẻ trên của xkld Nhật Bản đã giúp bạn hiểu thêm về lá cờ Nhật Bản cũng như ý nghĩa của nó.

Xuất khẩu lao đông Nhật Bản Thanh Giang Conincon
Xuất khẩu lao động Nhật Bản Thanh Giang Conincon

———————-

THANH GIANG CONINCON:

Hotline: 091 858 2233

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *