Báo động già hóa dân số ở những làng quê Nhật Bản
Già hóa dân số là hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra tại Nhật Bản từ vài chục năm về trước, đến thời điểm hiện tại thì ngày càng nghiêm trọng hơn. Với việc dân số già hóa tăng nhanh, ít trẻ em sinh ra dẫn đến việc thiếu hụt lao động trầm trọng, mặc dù đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cũng như khuyến khích nhằm hỗ trợ cho những vùng quê có mật độ dân số già cao tuy nhiên tình hình vẫn không khả quan, nhiều làng quê ở Nhật Bản có nguy cơ biến mất trong những năm tới đây.

Già hóa dân số là gì? Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản
Bạn có thường bắt gặp những thuật ngữ như “xã hội già hóa”, “xã hội già” hay “xã hội siêu già”? Những thuật ngữ này đều đang được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại chưa có một định nghĩa chính xác mang tính quốc tế.
Cụm từ “xã hội già hóa” được sử dụng trong báo cáo liên hợp quốc vào năm 1956. Sau đó, Chính phủ Nhật Bản dựa theo tiêu chuẩn các nước phát triển phương Tây bấy giờ để giả định trên 7% là “dân số già hóa”. Bắt nguồn từ đó, tỉ lệ già hóa được cho là thước đo chung cho cộng đồng quốc tế.

Độ tuổi từ 0-14 tuổi được gọi là thiếu niên, từ 15-64 tuổi là độ tuổi lao động, trên 65 tuổi là người cao tuổi. Khi đó, tỉ lệ già hóa là tỉ lệ phần trăm của người cao tuổi trong tổng dân số. Người ta dựa theo tỉ lệ này để phân biệt và định nghĩa: Tỉ lệ già hóa vượt 7% sẽ được gọi là xã hội già hóa, trên 14% là xã hội già, và trên 21% gọi là xã hội siêu già.
Dựa theo quy chuẩn trên, Nhật Bản vào thời điểm năm 2018 với tỉ lệ già hóa chạm mức 28.1%, đã bước vào xã hội siêu già.
Làng quê Nanmoku là ngôi làng “già nhất” Nhật Bản
Làng Nanmoku là một trong nhiều ngôi làng trên đất nước Nhật Bản đang rơi vào tình trạng trên. Là một làng quê miền núi cách xa thành phố Tokyo 100km, làng nanmoku hiện tại chỉ có 24 học sinh trong một ngôi trường tiểu học, đây được mệnh danh là ngôi làng già nhất tại Nhật Bản. Trẻ em được sinh ra ít, những lao động trẻ thì rời bỏ quê hương để đi đến những nơi khác tìm kiếm việc làm, chỉ còn lại những lao động già dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng.
Tỷ lệ sinh giảm, dân số thì toàn người già khiến cho lao động chính trong những làng quê như trên thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều người đã rời bỏ làng quê tìm đến những thành phố lớn để tìm kiếm việc làm và sinh sống trên đó, không có lao động, ngân sách hạn hẹp không đủ để chi trả cho những cơ sở hạ tầng hay an ninh xã hội.
Mặc dù là một làng quê thuần nông nghiệp, với việc những trang thiết bị và công nghệ khoa học tiên tiến được phát triển mạnh mẽ sẽ khiến cho những ngôi làng như Nanmoku đi lên tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy, với địa hình đồi núi là chủ yếu dẫn đến việc không thể áp dụng những trang thiết bị hiện đại, hay những công nghệ cao vào cho việc sản xuất nông nghiệp, chủ yếu vẫn là lao động chân tay năng suất thấp, chất lượng không cao. Sản phẩm chủ yếu chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình trong làng.
Biện pháp để cải thiện tình trạng già hóa dân số tại làng quê này
Để giải quyết tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thu hút người dân đến với ngôi làng như tặng 3000 USD cho những ai chuyển đến sống và sinh con, những người kết hôn cũng sẽ nhận được quà, hay thậm chí có làng còn tặng cả một con bò cho những ai đến sống tại đó. Rất nhiều chiêu quảng cáo được các làng đưa ra nhằm thu hút được người dân đến sinh sống. cứu vãn tình thế thiếu dân số cũng như mật độ dân số già trong làng tuy nhiên đấy chỉ là những giải pháp tạm thời không thể áp dụng lâu dài cũng như giải quyết triệt để được vấn đề đang tồn tại.
Ngôi làng Nanmoku cũng đã từng áp dụng một phương pháp đó là chương trình đóng thuế cho quê hương, với chính sách này những người giàu sẽ góp một phần thu nhập cho khu vực nông thôn và sẽ nhận lại được những ưu đãi như miễn trả một phần thuế và kèm theo đó là những món quà đặc sản đến từ những địa phương