Ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn – đóa hoa cách biệt một đời

Có lẽ kiếp trước ta ngoái đầu lại ngàn lần mới có thể đổi được ánh nhìn của chàng ngày hôm đó. Để rồi yêu nhau sâu đậm nhưng chẳng thể nào ở bên nhau… Giống như đóa hoa bỉ ngạn, rực rỡ nhưng có hoa mà chẳng hề có lá…

Đôi nét về hoa Bỉ Ngạn – đóa hoa cách biệt một đời

Bỉ ngạn hoa có tên khoa học là Lycoris Radiata. Hoa bỉ ngạn có 3 màu chính là màu đỏ, vàng, trắng nhưng phổ biến nhất là màu đỏ.. Bỉ Ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa, Bỉ Ngạn màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa Trong đó phổ biến nhất là bỉ ngạn đỏ. Củ của bỉ ngạn rất độc. Truyền thuyết hoa bỉ ngạn kể lại rằng, từng có một người vì đói quá đã ăn củ bỉ ngạn dẫn đến qua đời. Đây cũng là lý do người ta tin rằng hoa bỉ ngạn là cửa ngõ đi vào thế giới của những người đã chết, là nơi chú ngụ của những linh hồn lưu lạc.

Đôi nét về hoa bỉ ngạn - đóa hoa cách biệt một đời
Đôi nét về hoa bỉ ngạn – đóa hoa cách biệt một đời

Thuộc loại cây thân thảo lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 40 – 100cm và thường mọc sát nhau. Nó không thích nhiệt nhưng lại thích sống trong một môi trường ấm áp và khi nhiệt độ quá cao thì cây rất dễ chết. Hoa thường nở vào khoảng tháng 7 – 9, lúc này cây sẽ bật thẳng lên mặt đất thành 5 – 7 cành hoa và mỗi cánh hoa có thể dài đến 60 cm. Lá bỉ ngạn có hình dáng giống như lá tỏi, thon và hẹp. Đối với bỉ ngạn thì khi có lá sẽ không có hoa và ngược lại hoa sẽ không có lá mặc dù chung một rễ nhưng không bao giờ gặp được nhau.

Truyền thuyết hoa Bỉ Ngạn

Xưa có một đôi nam nữ, theo luật Thiên Đình họ không được phép gặp gỡ. Một ngày, cả hai đã phá vỡ giới luật để tìm đến bên nhau. Chàng là một nam tử hào hoa anh tuấn, còn nàng lại là một nhi nữ đẹp tựa tiên sa. Cả hai vừa gặp đã quen thân, quyến luyến không xa rời, nguyện ước hẹn ở bên nhau đến kiếp kiếp đời đời.

Truyền thuyết hoa Bỉ Ngạn 

Nhưng vì đã phạm luật Trời, họ bị đọa xuống trần gian rồi biến thành hoa và lá của cùng một cây. Lá xanh, hoa đỏ, đẹp kiêu sa nhưng chất chứa nỗi buồn. Có điều, loài hoa này rất đặc biệt, có hoa thì không thấy lá, mà có lá lại chẳng thể thấy hoa, giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp mặt.

Một ngày, Đức Phật đi ngang qua, thấy trên mặt đất có một loài hoa đỏ rực như lửa, vừa nhung nhớ lại vừa u sầu. Phật vừa liếc nhìn đã thấu tỏ được huyền cơ trong đó. Quả thật là:

“Bỉ Ngạn hoa, khai nhất thiên niên, lạc nhất thiên niên, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử” – Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm nở, một nghìn năm tàn, hoa và lá vĩnh viễn không thể gặp nhau. Tình không vì nhân quả, duyên đã định tử sinh.

Đức Phật xót thương, bèn quyết định mang hoa về miền Cực Lạc. Nhưng vì Cực Lạc là Phật quốc, là thế giới thanh tịnh và thuần khiết, nên tất cả những gì là ‘tình si’, ‘nhung nhớ’, ‘u sầu’, ‘đau khổ’… đều không được phép tiến nhập vào miền tịnh thổ. Những thứ xúc cảm con người ấy đều phải rời khỏi hoa, kết thành một màu đỏ rực lửa rồi rơi xuống sông Vong Xuyên.

Bởi vậy, khi về đến Cực Lạc, đóa hoa trong tay Phật đã biến thành một màu trắng tinh khiết không còn nhuốm bụi trần. Đức Phật bèn gọi nó là Mạn Đà La hoa, hoa của cõi Phật, cũng chính là một loại hoa Bỉ Ngạn.

Lại nói về màu đỏ rực lửa. Lúc ấy, Bồ Tát Địa Tạng thần thông quảng đại đã biết rằng nghiệp duyên của hoa Mạn Đà La hiện đang nằm dưới sông Vong Xuyên. Ngài bèn đến bên bờ sông, ném xuống một hạt giống, chỉ trong chốc lát một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước. Bồ Tát đón lấy hoa và nói:

“Ngươi đã thoát thân trở về miền Cực Lạc, sao còn đem nỗi hận tình si để lại nơi khổ ải vô biên này chứ? Vậy thì, ngươi hãy ở đây làm sứ giả tiếp dẫn các linh hồn đi về phía luân hồi. Cực Lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi (Mandarava), vậy ta sẽ gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy (Manjusaka)”.

Ý nghĩa của những đóa hoa Bỉ Ngạn

“Bỉ Ngạn hoa nở bên bờ sinh tử
Sông Vong Xuyên ánh đỏ cả một dòng
Mạnh Bà Thang là ai quên ai nhớ
Cầu Nại Hà là ai ngóng ai trông”

Bỉ ngạn mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau, ý nghĩa của hoa còn phụ thuộc vào văn hóa mỗi quốc gia. Ví dụ như ở Nhật Bản, ý nghĩa hoa bỉ ngạn được xem là những hồi ức đau thương, vậy nên vào thời gian bỉ ngạn nở hoa, người dân nơi đây thường đi thăm viếng và sử sang lại mồ mả cho những người đã khuất. Tại Triều Tiên, hoa mang ý nghĩa về sự nhung nhớ của hai người ysu thương nhau. Còn tại Trung Quốc, hoa bỉ ngạn là loài hoa nói đến sự ưu mỹ thuần khiết.

Đối với mỗi quốc gia, dựa theo tập quán, phong tục thì sẽ có những đánh giá, ý nghĩa khác nhau về loài hoa bỉ ngạn này. Nhưng nó dựa trên những đặc điểm của hoa mà tạo thành. Dù cho có ý nghĩa là gì đi chăng nữa thì bỉ ngạn vaanxmang trong mình một nét đăc trưng mà không lẫn với bất kỳ một lời hoa nào khác đó chính là sự phân ly giữa lá và hoa, khi hoa bỉ ngạn ra hoa thì lá sẽ rụng hết trước đó và ngược lại, khi hoa tàn lụi thì lá lại mới “hồi sinh” Điều đó tượng trưng cho sự chia cắt vĩnh viễn, sự chia xa không bao giờ có hồi kết, như hai cực của thế giới, như màn đêm và ánh sáng.

Ý nghĩa hoa bỉ ngạn trong tình yêu

Hoa bỉ ngạn có ý nghĩa chia ly trong tình yêu, người ta mượn hình ảnh của lá và hoa + sự tích về hoa bỉ ngạn là sự chia ly của đôi tình nhân tới vạn kiếp phân ly. Tình yêu cần còn tồn tại, không mất đi mà không bao giờ đến được với nhau, đó là một tình yêu cao thượng, bất diệt và cực kỳ đau khổ.

Chính vì vậy mà bỉ ngạn có ý nghĩa là hồi ức đau thương, phân ly, khổ đau và là vẻ đẹp của cái chết.

Ý nghĩa về phật pháp, luân kiếp

Nhắc đến bỉ ngạn là nhắc đến niềm đau thương, sự chia ly và tuyệt vọng. Nguyên nhân là do bỉ ngạn thường nở vào xuân phân. Theo lời dạy của Phật thì đây là thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên.

Bỉ ngạn cũng mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Hoa bỉ ngạn chỉ nở duy nhất 1 lần trong năm và thường nở rất chính xác vào 3 ngày trước thu phân và tàn vào 3 ngày sau thu phân.Theo truyền thuyết. xưa kia, mỗi lần hoa bỉ ngạn nở chính là dịp những người sống đi vào được thế giới của người chết, nơi họ có thể gặp gỡ ông bà, tổ tiên. Vì vậy mà ở Nhật, mỗi khi bỉ ngạn nở là họ đi viếng mộ, sửa sang mồ mả cho những người đã khuất.

TOP 5 địa điểm ngắm hoa bỉ ngạn đẹp nhất Nhật Bản

Hạ qua Thu đến, trên đất nước Nhật Bản ngập tràn sắc hoa Bỉ Ngạn, loài hoa tượng trưng cho sự chia cách và chia ly. Hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được mệnh danh là loài hoa buồn nhưng lại kiêu sa và nở đỏ rực hiên ngang giữa đất trời. Sẽ thật tiếc nuối nếu bạn không tận mắt ngắm loài hoa ấy một lần trong đời. Nếu bạn đang là một du học sinh hay người lao động tại Nhật bạn có thể đến những địa điểm này để ngắm những đóa bỉ ngạn mang trong mình một sự xinh đệp mà đau thương này nhé!

Thành phố Sagamigawa

Đến với thành phố Sagamigawa, bạn có thể đến bưu điện số 252-0135, tỉnh Kanagawa, thành phố Sagamihara, quận Midori, Ojima 3853-8, để ngắm vẻ đẹp của những đóa bỉ ngạn. Thời gian hoa nở: khoảng từ tháng 7 đến tháng 9. Đây cũng là một khoảng thời gian tuy không dài nhưng đủ cho bạn chiêm ngưỡng loài hoa đặc biệt này.

Du khách sẽ di chuyển từ ga Hashimoto lên điểm xe bus Hashimotoekiminamiguchi đến điểm thì đi bộ thêm 20 phút là không gian nơi đây ngập tràn sắc Bỉ Ngạn.

Công viên thể thao thành phố Minami-Ashigara

  • Địa điểm: Bưu điện số 250 – 0106, tỉnh Kanagawa, thành phố Minami-Ashigara Nuda 1734.
  • Thời gian hoa nở: giữa tháng 9
  • Di chuyển: Nơi đây chỉ cách nhà ga tỉnh Kanagawa tầm 30 phút đi bộ.

Khu vực thành phố Isehara gần đền Hinata Yakushi

  • Địa điểm: Thuộc tỉnh Kanagawa, thành phố Isehara.
  • Thời gian hoa nở: giữa tháng 9
  • Di chuyển: bạn có thể di chuyển từ ga Isehara đi bộ khoảng 20 phút về hướng đền Hinata Yakushi.

Đền Jokeiji tại thành phố Kawasaki

  • Địa điểm: Bưu điện số 215-0021, tỉnh Kanagawa, thành phố Kawasaki, quận Asou, Asou 6-34-1
  • Thời gian hoa nở: từ tháng 9
  • Di chuyển: Nơi đây cách ga Asou 9 phút đi bộ, hành khách có thể dạo bộ một chút nhé.

Khu vực sông Oide

  • Thời gian hoa nở: từ giữa tháng 9
  • Di chuyển: bạn có thể đi từ cửa Tây ga Shonandai tuyến Odakyu, sau đó bắt xe buýt đi hướng đại học Keio, rồi xuống ở điểm cuối cùng đi thêm 10 phút. Tiếp tục bắt xe buýt từ cửa Bắc ga JR Tsujido đi hướng đại học Keio, xuống ở điểm Karikome đi bộ 1 phút là đến ngay khu vực sông Oide.

“Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện
Chỉ thấy hoa lại chẳng thấy lá đâu
Nở nghìn năm, nghìn năm hoa cũng lụi
Hoa và lá, vĩnh viễn chẳng gặp nhau”

Hoa bỉ ngạn một loài hoa của sự ngăn cách, ly biệt đau thương nhưng cũng làm ta liên tưởng đến một tình yêu đến thấu trời dù cho ly biệt nhưng tình yêu đó vẫn rạo rực như màu của máu. Họ cứ thế chờ nhau… cả nghìn năm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *