Học hỏi cách “dạy con kiểu Nhật” tăng tính tự lập cho trẻ

Dạy con kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ trẻ áp dụng để tạo tính tự lập cho con từ khi còn nhỏ. Trên thế giới ai cũng biết người Nhật vốn có sự tự lập và tinh thần vì cộng đồng, cũng như tinh thần trách nhiệm trong mọi việc rất cao, những đức tính ấy từ đâu mà có, được hình thành như thế nào? Cùng xkld-nhatban.net tìm hiểu lý do ấy qua bài viết sau.

Học hỏi cách dạy con kiểu Nhật tăng tính tự lập cho trẻ
Học hỏi cách dạy con kiểu Nhật tăng tính tự lập cho trẻ

Phương pháp dạy con kiểu Nhật là gì?

Người Nhật vốn rất coi trọng nền giáo dục, đối với họ việc giáo dục cho thế hệ trẻ là điều quan trọng hàng đầu để hình thành nên một xã hội tốt đẹp. Dạy con kiểu Nhật là phương pháp dạy con từ nhỏ với những nguyên tắc đặc trưng của người Nhật, thông qua cách ứng xử, giao tiếp của bố mẹ với con cái giúp trẻ rèn luyện đức tính tự lập, lễ phép từ khi còn nhỏ.

Người Nhật dạy con theo từng giai đoạn cụ thể

Từ 0 – 6 tuổi: Đây là quãng thời gian những bậc cha mẹ người Nhật sẽ dành thời gian để giáo dục cho trẻ về nhân cách, đồng thời xây dựng những mối quan hệ giữa trẻ và thân xung quanh. Dậy cho trẻ học cách yêu thương cha mẹ, tôn trọng mọi người và sống thân thiện với thiên nhiên. Trẻ sẽ được rèn những đức tính tốt và cách sống vị tha, biết cảm thông và chia sẻ.

Từ 6 – 10 tuổi: Trẻ sẽ được học tính kỷ luật, những lễ nghi phép tắc trong gia đình, cũng như những quy tắc chuẩn mực trong xã hội.

Từ 10 – 18 tuổi: Đây là giai đoạn dậy thì, khoảng thời gian sẽ hình thành và phát triển nhân cách cũng như cảm xúc của trẻ, do đó những bậc cha mẹ người Nhật luôn chú ý quan sát để kịp thời định hướng và tình những biện pháp xử lý phù hợp với cảm xúc của trẻ.

Nguyên tắc dạy con của người Nhật

  • Không bao giờ nói về những đứa trẻ

Những bậc cha mẹ Việt Nam thường so sánh con mình với con người khác, rồi lấy những tấm gương tốt ra để nói con mình, chính điều này đã tạo nên những tâm lý, những áp lực lên các em dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Những ông bố, bà mẹ Nhật thì lại khác, họ chẳng bao giờ khoe khoang về con cái của họ, cũng chẳng bàn tán đến những đứa trẻ khác, họ thường ở bên động viên con cái lựa chọn được những ngôi trường mơ ước và động viên các bé cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng cho những kỳ thi.

  • Cha mẹ là tấm gương cho con cái

Đối với người Nhật, họ luôn cố gắng thể hiện tốt bản thân để cho con cái của họ noi gương theo, ví dụ cụ thể: Những bà mẹ ở Nhật được yêu cầu xây dựng một kim tự tháp, các bà mẹ Nhật đã tự mình xây dựng và sau đó yêu cầu con của họ lặp lại. Nếu trẻ thất bại chúng sẽ tự xây dựng lại kim tự tháp từ đầu. Những bà mẹ nhật chỉ làm mẫu đồng thời chỉ cho trẻ các bước để xây dựng một kim tự tháp và không hề can thiệp hay giúp đỡ cho trẻ.

  • Luôn quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Để trẻ có thể hòa nhập với xã hội thì việc trẻ biết nhận thức, tôn trọng cảm xúc cũng như sở thích người khác là điều mà các bà mẹ Nhật luôn lưu ý. Họ thường để ý đến cảm xúc của con mình để kịp thời đưa ra những biện pháp tâm lý phù hợp, họ luôn dạy con mình biết quan tâm và yêu thương ngay cả những đồ vật vô tri như những món đồ chơi hàng hàng, những cây cỏ, hoa lá, động vật…

  • Dạy con luôn nghĩ cho người khác

Tất cả phụ huynh ở Nhật đều phải dạy dỗ con mình ngay từ lúc trẻ bắt đầu có ý thức không nên làm phiền người khác, luôn giữ thái độ ôn hòa, hành động phù hợp. Điều này thể hiện đặc biệt ở chỗ công cộng, không được làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người.

  • Không lo lắng thái quá việc trẻ thích hợp với cái gì

Tại Nhật, những bộ đồ chơi thực tế như súng vẫn được bày bán công khai ở các cửa hiệu đồ chơi, hình ảnh 18+ trong truyện tranh manga, hay các cửa hàng bày bán công cụ nhạy cảm. Nếu chẳng may trẻ vô tình thấy những hình ảnh đó, thay vì vội vàng không cho phép trẻ nhìn thì mẹ Nhật lại tỏ ra bình thường.

  • Đề cao những chuyến đi gia đình

Người Nhật khuyến khích những hoạt động có đầy đủ thành viên trong gia đình cùng tham gia. Những chuyến đi dã ngoại vào cuối tuần, ngắm hoa anh đào vào mùa xuân, đi dạo và vui chơi ở công viên. Đó phải là nơi mà có không gian để cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên, tự do vui đùa, chạy nhảy.

  • Kể những câu chuyện cổ tích và so sánh với thế giới thực tế

Những câu chuyện cổ tích có rất nhiều ở Nhật, vào những lễ hội như Tengu Matsurii, tưởng nhớ một con yêu tinh hay lễ hội ném đậu xua đuổi mua quỷ Setsubun. Từ những câu chuyện về các nhân vật ấy, bố mẹ sẽ kể cho trẻ những liên tưởng về người xấu trong xã hội bây giờ, một cuộc sống khắc nghiệt đang chờ đón trẻ khi lớn lên.

>> TOP 5 truyện cổ tích Nhật Bản nói về đạo đức con người ý nghĩa nhất

Hy vọng với những thông tin về cách dạy con kiểu Nhậtxkld-nhatban.net chia sẻ, mẹ hãy góp nhặt những điều phù hợp với gia đình của mình để có một phương pháp nuôi dưỡng trẻ phù hợp nhất nhé!

Hashtag : #HọchỏicáchngườiNhậtdạycontrẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *