Tìm hiểu về kịch Kabuki – Loại hình nghệ thuật không dành cho nữ giới
Cùng với Noh và Bunrako, Kịch Kabuki là một trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Vậy Kịch Kabuki là gì? Loại hình nghệ thuật này có gì đặc sắc? Cùng khám phá qua những chia sẻ thú vị dưới đây!

Tìm hiểu về kịch Kabuki
Kịch Kabuki là gì?
Kabuki (歌舞伎) trong tiếng Hán được hiểu theo nghĩa là “Ca Vũ Kỹ”, “Ca” là ca hát, “vũ” là múa và “kỹ” là kỹ năng, kabuki hiểu nôm na là “kỹ năng múa hát”. Trong tiếng Nhật, “Kabuki” vốn có nguyên động từ “kabuku”; có nghĩa là tạo phong thái hào nhoáng thu hút sự chú ý, hay có những lời nói, hành động khác bình thường.

Nguồn gốc của những vở kịch Kabuki
Kabuki được ưa chuộng vào thời kỳ Edo mặc dù loại hình nghệ thuật này ra đời vào đầu thế kỷ 17. Một số tài liệu cho biết tổ sư của Kabuki là bà Izumo-no-akuni sáng tạo dựa trên kịch Noh và Hu-ryu tại Kyoto vào năm 1603.
Do những vở kịch Kabuki có những điệu múa tình tứ và gợi cảm do đó năm 1629 chính quyền tướng quân Tokugawa đã cấm phụ nữ xuất hiện trong những vở kịch như vậy, từ đó đến nay chỉ toàn có nam giới biểu diễn, những nhân vật nữ trong kịch đều do các nam giới giả trang. Cho đến tận ngày nay kịch kabuki vẫn được ưa chuộng tại Nhật Bản bởi đây là một loại hình kịch truyền thống có từ lâu đời.
Động tác của diễn viên Kabuki rất phô trương, cả trang phục và cách trang điểm gọi là Kumadori cũng vô cùng sặc sỡ. Bên cạnh đó, cốt truyện cũng thú vị như các vở kịch truyền hình hoặc truyện tranh. Dĩ nhiên là có những lúc căng thẳng đến mức nghẹt thở, nhưng cũng không thiếu tiếng cười, cảnh giường chiếu, cảnh ẩu đả và những thú vui bình dân khác, khiến bạn có thể cất đi những gánh nặng trên vai để thưởng thức. Kabuki vốn không phải là một sân khấu kịch chính thống dành cho những người có hiểu biết sâu sắc về Kabuki nên nhất định bạn hãy đến xem một lần cho biết nhé.
Kịch Kabuki có điểm gì đặc biệt?
Toàn bộ diễn viên đều là nam giới
Nam giới đóng giả nữ với những điệu bộ, cử chỉ và giọng nói uyển chuyển, khéo léo. Kịch Kabuki có nguồn gốc từ một điệu múa của một cô gái từ những năm 1600, vì có chút hài hước tục tĩu do đó kịch Kabuki đã bị cấm chiếu tại Nhật Bản một thời gian dài.

Có 3 loại nhân vật điển hình
Trong kịch Kabuki thường có ba loại nhân vật điển hình là Tachiyaku (đại diện cho nhân vật nam trẻ, tốt bụng), Katakiyaku (kẻ xấu chuyên làm điều ác), Onnagata (Nhân vật nữ do nam giả trang). Mỗi nhân vật sẽ dựa vào màu sắc để thể hiện tính cách và biểu cảm như màu đỏ là sự giận dữ, lòng đam mê. Màu xanh hoặc đen là kẻ ác, xanh da trời là các thế lực siêu nhiên, màu tím là sự cao quý…
Trang phục là những bộ kimono
Người ta thường sử dụng những trang phục là những bộ Kimono cho nhân vật nữ với những màu sắc và họa tiết được thêu sặc sỡ, còn nam giới sẽ là những bộ trang phục chiến tranh.
Thưởng thức cá tính của diễn viên
Điểm khác biệt lớn nhất của Kabuki so với Noh hay các vở kịch phương Tây chính là đôi khi cá tính của diễn viên được xem trọng hơn vai diễn trong vở kịch. Ví dụ như khi diễn Jack Dawson, vai chính của bộ phim Titanic, Leonardo DiCaprio đã hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn và trở thành một Jack Dawson thực sự. Noh thì là một loại hình kịch nghệ không cần đến cá tính diễn viên. Còn trong Kabuki, đôi lúc giữa vở kịch diễn viên sẽ ngừng diễn xuất, thay vào đó là chào hỏi khán giả với tư cách diễn viên.
Đây là một đặc trưng hiếm thấy ở những loại hình kịch khác. Kabuki rất coi trọng cá tính của diễn viên. Diễn viên không chỉ hóa thân vào vai diễn mà hơn thế nữa, họ cần phải biết cách phát huy cá tính của mình như thế nào đó để đem lại những điều thú vị cho khán giả.
Khi xem kịch Kabuki cần lưu ý những gì?
Nếu bạn có ý định thưởng thức một vở kịch này thì nên suy nghĩ kỹ, bởi mỗi vở kịch thường kéo dài từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, trang phục thì bạn có thể mặc tự do và thoải mái, chỉ cần không quá phản cảm là được.
Mỗi nhà hát kịch Kabuki tại Nhật Bản đều hỗ trợ tai nghe hướng dẫn bằng tiếng anh cho những khách du lịch, đồng thời giá vé để vào xem một buổi kịch là khoảng 3000 yên. Bạn có thể mua trực tiếp tại nhà hát hoặc mua online qua mạng. Nếu có cơ hội sang Nhật và muốn trải nghiệm cũng như tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này bạn nên dành thời gian để xem một vở kịch để có thể cảm nhận được rõ hơn về loại hình nghệ thuật này.