Ngược dòng thời gian tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản từ cổ đại, đương đại đến hiện đại
Kiến trúc Nhật Bản luôn là một chủ đề yêu thích của đông đảo người chơi hệ “nhà”. Phong cách tối giản, hiện đại nhưng vẫn mang nét truyền thống của những ngôi nhà Nhật Bản được ứng dụng trong những ngôi nhà hiện đại mang đến vẻ giản dị không kém phần tinh tế. Hãy cũng xkld Nhật Bản ngược dòng thời gian khám phá vẻ đẹp trong kiến trúc của người dân xứ Phù Tang nhé!
Khám phá kiểu kiến trúc Nhật Bản thời cổ đại
Vào đầu thời kỳ Toàn tân (khoàng 1 vạn năm cách ngày nay), Nhật Bản trở thành một quần đảo tách ra khỏi lục địa châu Á. Con người trên quần đảo này bắt đầu hình thành nên những phương thức sinh hoạt, lao động mới để thích nghi với điều kiện sống cách xa đất liền. Từ đây một nền văn hóa mới xuất hiện và kéo dài từ khoàng 8000 năm trước Công nguyên đến 300 năm trước Công Nguyên.

Gắn liền với loại đồ gốm hình dây vặn thừng nên nền văn hóa này được đặt tên là văn hóa Jomon ( Thằng Văn thời đại).Thời kỳ này ngoài các hang động, người Jomon đã biết xây dựng các ngôi nhà kiểu Tateana. Đây là kiểu cư trú đặc trưng của người Nhật cho đến khoảng thế kỷ VIII. Người ta chọn những địa điểm gần nguồn nước, đào các hố hình tròn sâu khoảng 50-100cm, rộng khoảng 20-30m2, đập bằng mặt hố làm nền nhà, thành hố làm tường. Trên nền nhà, người ta đào 4-8 lỗ để dựng cột, ở giữa đặt bếp lửa. Thời kỳ này chưa có bếp lò nên để đun nấu người ta treo nồi đất lên trên bếp lửa bằng một loại giá đỡ đơn giản hay loại móc thả từ mái xuống. Mai nhà lợp bằng lá và cỏ.
Xung quanh nhà là các rãnh thoát nước. Mỗi ngôi nhà đủ cho khoảng 4-6 người sinh sống. Các di chỉ thường có vài chục ngôi nhà tập trung thành hình vòng cung hay hình móng ngựa. Ở một số nơi đã xuất hiện những ngôi nhà lớn được xác định là nơi sinh hoạt hay chế tạo công cụ tập thể.
Vào khoảng thế kỷ thứ III trước CN, ở miền Bắc đảo Kyushu đã xuất hiện một loại đồ gốm mới khác hẳn đồ gốm Jomon. Trong khoảng hai thế kỷ, nền văn hóa cùng thời với loại đồ gốm này đã lan rộng ra toàn bộ miền Tân Nam nước Nhật, cho đến giữa đảo Honshu. Sau này các nhà khảo cổ học đã dựa vào địa danh nơi lần đầu tiên tìm thấy loại đồ gốm này để đặt tên cho nền văn hóa là văn hóa Yayoi (Di sinh thời đại) kéo dài từ thế kỷ thứ III trước CN đến thế kỷ thứ III sau CN.
Cùng với sự cải tiến về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, các cư dân Yayoi đã chuyển dần từ vùng đồi cao xuống các vùng đất thấp bằng phằng, đặc biệt là vùng đồng bằng sông hay ven biển để tiện tưới tiêu. Các di chỉ tìm được thời kì này cho thấy người Yayoi sống trong các ngôi nhà Tateana hình tròn hay hình vuông với bốn góc tròn.Từ vị trí các cột có thể hình dung nhà được lợp hai mái hay bốn mái. Ngoài ra để bảo quản thức ăn ngươi ta dựng các nhà kho kiểu nhà sàn.
Trong cùng một khu vực cư trú đã xuất hiện sự khác biệt về quy mô giữa các ngôi nhà chứng tỏ đã có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội.
Từ cuối thế kỷ thứ III đến đầu thế kỷ VIII là thời kì phát triển rực rỡ của nền văn hóa Kofun (Cổ mộ). Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các mộ cổ có hình dạng kiến trúc đặc biệt thì về kiến trúc nhà ở cũng có ít nhiều sự thay đổi. Đa số cư dân Nhật Bản thời kỳ này vẫn sống chủ yếu trong các ngôi nhà Tateana hình vuông có hai mái. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của văn hóa lục địa, các gia đình giàu có bắt đầu xây nhà trên mặt đất. Người ta đào hố chôn cột rồi cất nhà trên mặt đất hoặc nhà sàn, xung quanh đào hào thoát nước và dựng hàng rào bảo vệ. Đôi khi trong khuôn viên của các nhà khá giả có dựng nhà thờ cúng riêng.
Dười thời Heian (794-1185), nhà ở của dân chúng được xây dựng theo kiểu Hottate Bashira gồm các cột chính được chôn xuống nền đất, mái lợp vỏ cây hay rơm, tường bằng giấy, tre, gỗ. Loại nhà Tateana vẫn còn phổ biến ở vùng Đông Bắc.

Dinh thự của quý tộc được xây dựng theo kiểu Shinden-zukuri( Thẩm điện tạo). Trong đó, tòa nhà chính là Thẩm điện (nhà ở của chủ), được lợp bằng vỏ cây , quay mặt về phía nam, nơi có hồ nước và vườn cảnh. Giữa hồ nước thường có đảo nhỏ được tạo nên bằng chính đất đào hồ. các hành lang dài gọi là Watari dono (Độ điện) nối Thẩm điện với các dãy nhà ngang ở phía Đông, Tây và Bắc. Lúc này dinh thự kiểu này được bố trí đối xứng, nhưng từ giữa thời Heian, cấu trúc không cân xứng trở nên phổ biến.
Kiến trúc Nhật Bản đương đại
Thế kỷ XX đã chứng kiến sự bùng nổ của rất nhiêu trào lưu nghệ thuật cũng như kiến trúc phát xuất từ Châu Âu và sau đó lan tỏa trên toàn thế giới. Cùng với đố vào thời điểm này, ở Nhật Bản lại nổi lên xu hướng kiến trúc gây xôn xao dư luận kiến trúc thế giới. Người ta như chợt tình giấc khi chứng kiến công trình của các kiến trúc sư như Kenzo Tange, Kisho Kurokawa, Fumihiko Maki, Tadao Ando,… Lần lượt xuất hiện trong những dáng vẻ cực kỳ phong phú. Tất cả đều rất hiện đại song lại đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Nét nổi bật của kiến trúc đương đại Nhật Bản là chất lượng cao trong các công trình kiến trúc. Và sự ít quan tâm đến những vấn đề các trào lưu, trường phái hay phong cách, chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc wabi và sabi.
Kiến trúc Wabi-sabi là gì?
Wabi-sabi (侘寂) là một thuật ngữ đại diện cho thẩm mỹ Nhật Bản và một thế giới quan của văn hoá Nhật Bản, tập trung vào việc chấp nhận tính phù du (transience) và sự không hoàn hảo. Thẩm mỹ này đôi khi được mô tả như một trong những vẻ đẹp “không hoàn hảo, vô thường, và không đầy đủ”.
Đây là một khái niệm bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo về Tam pháp ấn (三法印 sanbōin?), chia ra làm Vô thường (無常 mujō?), Khổ (苦 ku?) và sự không tồn tại hoặc vắng mặt của bản ngã tự nhiên (空 kū?).
Đặc điểm của lối kiến trúc wabi-sabi
Đặc điểm của thẩm mỹ wabi-sabi bao gồm sự bất đối xứng (asymmetry), sự không bằng phẳng (roughness), sự lược giản hoá (simplicity), sự cần kiệm (economy), sự khắc khổ (austerity), sự khiêm nhường (modesty), sự gần gũi (intimacy), và sự am tường tính nguyên vẹn đơn sơ mà cách tự nhiên và vạn vật vận hành.
Theo Leonard Koren, wabi-sabi có thể được định nghĩa là “điểm đáng chú ý và đặc trưng nhất của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, và nó gần như chiếm vị trí tương tự trong đền Pantheon của các giá trị thẩm mỹ của Nhật Bản như với các lý tưởng về cái đẹp và sự hoàn hảo của Hy Lạp ở phương Tây.
Wabi thì diễn đạt sự tôn thờ cái đơn giản, kiệm ước. Được chắt lọc đến mức tinh tế nhất, còn sabi tạo nên những xúc cảm mỹ học được kết lắng từ việc chiêm nghiệm. Thưởng thức cái đơn giản, kiệm ước, tinh tế ấy với cảm xúc thanh tao, tầy trần. Tinh thần đó nói lên rằng vẻ đẹp thật sự ẩn chứa trong nội giới của mỗi cá thể mà không cần viện đến một ngoại giới cầu kỳ. Nguyên lý này giải thích tại sao các luận đề của nghệ thuật truyền thông Nhật Bàn lại chủ yếu dựa trên các đặc trưng về tính trông trải. Tính chưa hoàn thiện, tính ẩn lánh, xu hướng ước lệ (biểu tượng hóa) và ẩn dụ,… Kiến trúc của ngôi vườn Thiền Ryoan – ji nổi tiếng là một minh họa rõ nhất của hầu hết các đặc trưng nêu trên.

Như chúng ta có thể thấy, văn hóa Nhật Bản là nơi mà những kiểu mẫu truyền thống và hiện đại có thể cùng nhau tồn tại một cách thuận lợi. Hầu như mọi thứ được liên kết và gắn liền với sự bảo tồn theo nghĩa rộng. Trong quá trình đó, người Nhật không chỉ mong muốn giữ gìn truyền thống của họ. Mà còn muốn đưa chúng xa hơn.
Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng hiện đại hóa và ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây đã dẫn đến sự xuất hiện đáng kinh ngạc của những cấu trúc bê tông và kim loại như Tòa nhà Chính phủ tại thành phố Tokyo.
Kiến trúc Nhật Bản hiện đại
Kiến trúc Nhật Bản hiện đại ngày nay rất tôn trọng hòa bình và sự gần gũi với thiên nhiên cũng giống như những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản.
Quan niệm của người Nhật về cuộc sống phải đạt chất lượng, có sự cân bằng. Điều này cũng được thể hiện rõ nét trong các công trình kiến trúc, xây dựng của người Nhật. Họ ưu tiên các thiết kế đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét hiện đại. Nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người. Các công trình kiến trúc nhà ở hay công trình kiến trúc đô thị đều có điểm chung là gắn liền với thiên nhiên, không gian thoáng đầy đủ tiện nghi.
Thiết kế không gian mở để tận dụng ánh sáng của thiên nhiên

Khi đến Nhật Bản chúng ta sẽ khó tìm thất một mô hình kiến trúc nào ở dạng đóng.
Thiết kế mô hình xây dựng tối giản nhất

Mô hình nhà ở Nhật thường được thiết kế theo mô hình tối giản nhất. Nhưng luôn mang nét thanh thoát, nhẹ nhàng. Đặc trưng nhà ở của người Nhật luôn mang phong cách đơn giản. Vẻ đẹp được hòa quyện ở sự nhẹ nhàng của phương Đông và mạnh mẽ trong phong cách phương Tây. Điều này được thể hiện qua cách chọn những món đồ nội thất đơn giản nhưng độc đáo và thể hiện sự tinh tế.
Cách thiết kế nội thất tiết kiệm không gian
Nét độc đáo đến từ vật liệu gỗ. Với những đặc điểm địa lý là đất nước Nhật Bản có diện tích nhỏ và nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt. Đất nước Nhật thường xuyên xảy ra động đất. Vì thế người Nhật rất thông minh khi thiết kế nhà với diện tích nhỏ. Sử dụng chủ yếu các đồ nội thất giúp tiết kiệm không gian và được làm từ gỗ. Cách thiết kế nội thất gọn nhẹ và mang tính tượng trưng cao.
Thêm vào đó, Nhật Bản là đất nước ở xử sở lạnh nên việc sử dụng đồ gỗ sẽ làm cho không gian trở nên ấm cúng hơn, tránh được những tác động khắc nghiệt của thời tiết.
Mang thiên nhiên và ánh sáng tự nhiên vào trong không gian là nét đặc trưng không thể thiếu trong kiến trúc nhà ở Nhật. Trong không gian ngôi nhà bạn có thể trang trí thêm các chậy cây cảnh. Kiến trúc nhà ở Nhật Bản có màu sắc nhẹ nhàng. Con người Nhật Bản thường có văn hóa ngồi thiền. Vì thế mà trong phong cách kiến trúc Nhật thường sử dụng những gam màu trung tính và nhẹ nhàng. Từ đó mang đến cho con người cảm giác tĩnh tâm và như được hòa quyện vào thiên nhiên.
Nội thất đa năng, hiện đại
Người Nhật họ rất ngăn nắp vì thế từng đồ vật trong nhà đều hướng đến sự đa năng, tối giản để tận dụng không gian trong nhà, căn hộ mình sinh sống.
Một số công trình kiến trúc Nhật Bản nổi tiếng nhất
Chi nhánh thứ 4 ngân hàng Sugamo Shinkin
Có thể nói Chi nhánh thứ 4 ngân hàng Sugamo Shinkin là một trong những công trình kiến trúc Nhật Bản để thu hút ánh nhìn của mọi người, là một công trình đột phá về ý tưởng thiết kế chung của các ngân hàng hiện nay khi tạo ra một cấu trúc độc đáo từ các khối hộp vuông sống động từ gam màu sắc rực rỡ của cầu vồng.

Công viên Namba ở Osaka

Công viên Namba ở Osaka được ví như “một khu rừng nhiệt đới” nằm sừng sững giữa không gian hiện đại xô bồ của thành phố, góp phần làm nên một điểm nhấn thiên nhiên nhất độc nhất vô nhị làm say lòng mỗi du khách khi đến thăm nơi này. Là một siêu tòa nhà phức hợp đa năng vừa đóng vai trò như một trung tâm thương mại và văn phòng đẳng cấp vừa là một công viên sinh thái đẹp mắt với khu vườn xanh mát thơ mộng trải dài 8 bậc xanh trên mái nhà, công viên Namba chính là một ốc đảo xanh khổng lồ giữa lòng đô thị đông đúc và náo nhiệt ở Osaka.
Nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima
Là nơi dành riêng cho các cặp tình nhân tổ chức hôn lễ tại Bella Vista Sakaigahama resort do công ty kiến trúc NAP thiết kế, nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima ngày nay đã trở nên nổi tiếng với mọi du khách khi đến thăm nơi này bởi chính thiết kế ấn tượng và vô cùng độc đáo. Từng là công trình tuyệt đẹp nhận được Giải thưởng Leaf Awards 2015, nhà nguyện Ribbon Chapel thu hút ánh nhìn từ hai cầu thang hình xoắn ốc mềm mại uốn lượn từ chân đến đỉnh, bao quanh 360 độ tòa nhà.
Trên đây là những thông tin thú vị về kiến trúc Nhật Bản theo chiều dài lịch sử. Bài viết hy vọng đã mang đến những chia sẻ hữu ích cho bạn đọc. Bạn cũng hãy chia sẻ với chúng mình những thông tin bạn thấy thú vị mang đến những thông tin hữu ích cho những người bạn khác cũng đang quan tâm tìm hiểu về chủ đề này nhé!