Mì Udon được làm từ gì? Tìm hiểu “tất tần tật” về mì Udon Nhật Bản
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản không thể không nhắc đến những món mì sợi dài, dẻo dai được dùng kèm với nước súp đậm đà, thanh ngọt đặc trưng. Trong số đó, mì Udon Nhật Bản là loại mì được người Nhật và nhiều thực khách nước ngoài vô cùng ưa chuộng. Cùng xkld-nhatban.net tìm hiểu những điều thú vị về món mì Nhật Bản này nhé!

1. Mì Udon là gì? Có những loại mì Udon nào?
Mì Udon là gì? Đặc điểm của mì Udon Nhật Bản
Mì udon là một loại mì sợi dày làm từ bột mì, nước và muối trộn đều với nhau, thường được dùng trong ẩm thực Nhật Bản. Trải qua quá trình nhồi nặn, khi làm ra, Udon sẽ có màu trắng đục đặc trưng. Mì Udon Nhật Bản có thể là hình vuông hoặc hình tròn, khi nấu sẽ nở ra tựa như mì ý, khi được nấu chín nó sẽ trở nên mềm mại một cách đặc biệt và tạo được nét đặc trưng riêng.

Mì Udon Nhật thường được ăn nóng cùng với súp được nấu từ hỗn hợp của nước tương, dashi và rượu mirin, sở hữu hương vị thanh ngọt và vô cùng thơm ngon. Đây là hình thức đơn giản nhất. Bên cạnh đó, mì udon còn được người Nhật dùng lạnh vào mùa hè.
Có nhiều loại hương vị nước dùng và đồ ăn kèm khác nhau, tùy vào vùng miền. Udon thường được dùng kèm với nhiều nguyên liệu khác như tôm cỡ lớn, các loại đậu phụ chiên dạng túi được tẩm đường, mirin, nước tương,..để làm tăng thêm hương vị cho món mì.
Các loại mì Udon Nhật Bản
Zaru Udon (lạnh)

Mì Zaru Udon khi dùng sẽ được ướp lạnh và bày lên trên một tấm thảm tre. Ngoài ra, món ăn được dùng kèm theo nước chấm hoặc nhúng vào nước chấm trước khi ăn. Về cơ bản, Mì Zaru Udon khá giống với món Zaru Soba, chỉ khác ở sợi mì.
Kake Udon (nóng)
Đây là món mì Udon Nhật Bản có nghĩa là chan lên, nghĩa là chỉ có chan nước dùng vào mì, không thêm bất cứ gì khác cả. Cùng lắm là phía trên rắc thêm một ít hành lên cho bát mì có thêm màu sắc. Nước dùng của Kake-Udon là một loại nước súp thường được nấu từ nước tương (xì dầu), mirin (một loại gia vị của Nhật, giống như một loại rượu ngọt dùng để nấu ăn) và nước dashi (một loại nước dùng được nấu từ nguyên liệu đặc trưng như khô cá bào, tảo bẹ).
Kamaage Udon (nóng)
Mì Kamaage Udon được dùng trong nước nóng, cùng với nước chấm và nhiều loại gia vị khác. Nếu như đi một mình, bạn sẽ được thưởng thức Kamaage Udon trong những bát gỗ nhỏ. Còn khi đi với gia đình hoặc bạn bè nhiều người, bạn sẽ được phục vụ trong một hộp mì ống gỗ lớn.
Tanuki Udon (nóng)
Tanuki Udon được phục vụ trong một bát canh nước nóng cùng với bột nhão Tempura còn sót lại. Tại Osaka vì Tenkasu thường được dùng miễn phí tại các nhà hàng Udon nên Tanuki Udon thường không được phục vụ.
Kitsune Udon (nóng/lạnh)

Kitsune Udon được phục vụ trong một món canh nóng gồm những chiếc tàu hủ chiên mỏng, thịt cừu, đặt lên bên trên những sợi mì Udon dài dày. Món ăn sở hữu hương vị rất đặc trưng mà khi thưởng thức bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra.
Tsukimi Udon (nóng)

Tsukimi Udon hay còn được gọi là Moon View Udon. Sở dĩ Tsukimi Udon còn được gọi là Moon View Udon là vì món ăn khi phục vụ sẽ có một quả trứng sống trên những sợi mì, rất giống hình ảnh mặt trăng.
Tempura Udon (nóng / lạnh)
Tempura Udon ngoài sợi mì sẽ có thêm các miếng Tempura đặc trưng để ăn kèm. Tempura thường được đặt trên những sợi mì nhưng đôi khi sẽ được đặt trên một món ăn riêng bên cạnh khay hoặc bát mì. Tùy theo từng mùa và cửa hàng bán mà các thành phần của Tempura sẽ khác nhau.
Curry Udon (nóng)
Curry Udon là mì Udon được phục vụ phổ biến vào mùa đông vì nó rất nóng. Curry Udon sẽ được đựng trong một bát cà ri Nhật Bản, khi ăn bạn có thể dùng lộn xôn.
Chikara Udon (nóng)

Chikara trong tiếng Nhật có nghĩa là sức mạnh nên khi dùng để gọi món ăn, hàm ý là khi dùng loại mì Udon này sẽ tạo ra sức mạnh cho người ăn.
Nabeyaki Udon (nóng)

Các nguyên liệu ăn kèm Nabeyaki Udon như nấm, trứng, kamaboko (một chiếc bánh cá trắng và hồng) cùng các loại rau khác. Khi phục vụ, Nabeyaki Udon sẽ được nấu chín trong một nồi nóng trước khi mang phục vụ.
2. Nguồn gốc của mì Udon Nhật Bản
Tu sĩ Kukai và mì Udon Nhật
Có rất nhiều câu chuyện được truyền lại nói về nguồn gốc của mì udon Nhật Bản, người được nhắc đến đầu tiên đó chính là Kukai, Kukai được biết đến với vai trò là một tu sĩ phật giáo, ở đầu thế kỷ thứ 9 sau công nguyên ông đã thực hiện chuyến ngao du tại khắp Trung Quốc, vừa học tập vừa thực hiện nghiên cứu. Đến khi trở lại Nhật, ông liền phổ biến loại mì đặc biệt này ra khắp tỉnh Sanuki, về sau nơi này được xem là nơi khởi đầu cho mì udon phát triển.
Đến năm 1241, nhà sư phái Rinzai đã chính thức giới thiệu đến Nhật Bản kỹ thuật xay bột mà bản thân học được từ Đại Tống. Mà công đoạn nhào nặn bột được xem là bước quan trọng quyết định đến nét riêng của từng loại mì và kỹ thuật này nhanh chóng hoàn thiện hơn loại mì udon nổi tiếng tại Nhật Bản.
Mì Udon “bắt nguồn” từ bánh kẹo
Ngoài ra, còn có một câu chuyện khác được truyền lại rằng. Một nhà sư tại thời kì Nara trong chuyến đi sang Trung Quốc, thời Đường, ông đã được giới thiệu 14 loại bánh kẹo. Đặc biệt trong đó có một loại để lại cho ông nhiều ấn tượng là loại bánh sakubei được ghi nhận là muginawa, cũng được xem xét là nguồn khởi phát cho mì udon tại Nhật Bản.
Cho đến hiện nay vẫn còn lưu truyền khá nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của loại mì udon này, ta có thể thấy về nguồn gốc mì udon có thể vẫn chưa được giải đáp nhưng thật sự giá trị văn hoá ẩm thực mà mì udon mang lại đã thành công tạo được dấu ấn đặc sắc riêng biệt cho Nhật Bản.
3. Cách nấu mì Udon sườn chuẩn Nhật
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Sợi mì udon
2. Xương ống
3. Nấm hương
4. Nước tương
5. Bột ngũ vị hương
6. Ớt bột
7. Tiêu
8. Hành tím
9. Thịt sườn
10. Bột nêm
11. Rong biển
Các bước nấu mì Udon sườn

Bước 1: Nấu nước dùng
- Nấu ninh xương và nấm hương lấy tầm 1 tiếng để có nước dùng.
- Sau khi có nước dùng, lấy nước dùng nấu chung với nước tương, bột ngũ vị hương, 1 thìa cà phê ớt bột, 1/3 thìa cà phê tiêu rồi nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình bạn.
Bước 2: Sơ chế phần thịt sườn
Đổ dầu ăn vào chảo, cắt hành tím vào thật nhiều xào chung với sườn và 1 thìa cà phê bột nêm.
Bước 3: Bỏ chung thịt sườn đã xào vào trong nước súp. Đun với lửa nhỏ tầm 10 phút.
Bước 4: Luộc sợi mì udon, xả ra lại bằng nước lạnh cho sợi mì không bị dính.
Bước 5: Bỏ sợi mì vào tô, rưới nước súp sườn lên, cắt hành lá và rong biển lên trên. Nếu thích có thể chiên thêm khuôn đậu cắt sợi nhỏ trước khi rưới nước súp lên.
Xkld Nhật chúc các chị em thành công với món mì Udon Nhật Bản sườn ngon lành, đơn giản này nhé. Nước ninh xương và nấm hương chị em có thể nấu nhiều để nguội cất tủ đông để lần sau nấu tiết kiệm thời gian hơn. Nếu bạn nào hơi lười xíu thì ở cả Nhật Bản lẫn Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm mì udon trên phố, còn chờ gì mà không đi thử ngay quốc túy ẩm thực xứ Phù Tang. Ngoài ra nếu bạn là một fan của mì ăn liền thì cũng có mì Udon gói dành cho bạn đấy, bạn có thể dễ dàng mua ở các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên đồ Nhật nha.