Nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản có gì đặc sắc?
Nhắc đến Nhật Bản hẳn chúng ta sẽ liên tưởng tới những Samurai hay thậm chí là những Ninja với những hình tượng và câu chuyện đã đi vào lịch sử và được chuyển thể cũng như xuất hiện trên những tác phẩm truyện tranh, điện ảnh, nhưng ít ai biết đến bộ môn Kendo. Một trong những bộ môn nghệ thuật về kiếm đạo nổi tiếng tại Nhật. Hãy cùng tìm hiểu về Kendo, nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản nổi tiếng này nhé.

Lịch sử của kiếm đạo Nhật Bản
Kiếm Nhật có từ giữa thế kỷ 11, sau chiến tranh Onin nước Nhật rơi vào hỗn loạn dẫn tới việc nhiều võ đường Muromachi được thành lập. Thời kỳ này súng trường của phương tây đã du nhập vào Nhật bản dẫn đến việc rèn luyện kiếm đã có những bước phát triển vượt bậc
Thời Edo là khoảng thời gian thanh bình của Nhật Bản do đó kiếm đã được dùng để hoàn thiện con người thông qua tư tưởng Đạo. Việc luyện tập và tuân theo kỷ luật cũng như lý tưởng sống của các Samurai luôn được truyền bá rộng rãi trong các võ đường
- Đến thời kỳ Shotoku việc sử dụng kiếm tre trong luyện tập được phổ biến rộng rãi và chính là tiền thân của kiếm đạo
Sau cách mạng Meiji, tầng lớp Samurai bị xóa bỏ cùng với đó là lệnh cấm đeo kiếm khiến kenjutsu suy tàn nhanh chóng, do những samurai đứng lên chống lại chính phủ dẫn tới việc Kenjutsu đã được phục hổi trong lực lượng cảnh sát thủ đô. Năm 1952 liên đoàn Kendo Nhật đã được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ở trường học, bộ môn này được tất cả mọi người ở Nhật yêu thích từ người già đến trẻ em đều yêu thích và luyện tập bộ môn này.
Trang phục và cách tập luyện trong nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản

Để tập luyện Kendo cần kết hợp với bộ trang phục truyền thống của Nhật, bộ giáp để bảo vệ cơ thể cùng với đó là một thanh kiếm tre. Khi tập luyện thường đi kèm với những tiếng thét và bước dậm chân mạnh để tạo áp lực đối với đối phương.
Ý nghĩa của kiếm đạo Nhật là một chiêu tất sát do đó toàn bộ những chiêu thức và đòn đánh đều nhắm vào yếu điểm trên cơ thể đối thủ.
5 đức tính quan trọng của người học kiếm đạo Nhật Bản
- Nhân đức: Làm việc thiện, tự cảm hóa bản thân và cảm hóa người khác bằng tấm lòng nhân hậu
- Công bằng chính trực: Luôn đứng ra bênh vực kẻ yếu, kẻ cô thế, bảo vệ lẽ phải, công bằng
- Tư cách cao thượng: Không nên có những hận thù nhỏ nhen trong bản thân, luôn giữ cho mình một tâm hồn và nhân cách cao thượng
- Trí tuệ minh mẫn: Phải phân biệt được thật giả trắng đen, đồng thời hướng đến những điều tốt đẹp ở đời
- Trung tín: Đặt lòng trung thành lên hàng đầu với những mục tiêu cao cả, tuân theo đạo lý đồng thời phải giữ chữ tín cho bản thân trong đời sống
Theo thời gian, môn Kendo đã ngày càng phát triển cũng như đào tạo ra những võ sĩ đạo, những anh hùng của đất nước. Tạo nên những hình tượng đẹp để cho thế hệ sau noi theo. Còn nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản Kendo thì đã trở thành nét văn hóa đặc sắc nổi tiếng trên toàn thế giới.
Hashtag: #NghệthuậtkiếmđạoKendocủaNhật