Khám phá Núi Phú Sĩ Nhật Bản, biểu tượng văn hóa thiêng liêng xứ Phù Tang
Núi Phú Sĩ Nhật Bản được mệnh danh là ngọn “núi thiêng” với nhiều truyền thuyết được kể lại, trở thành biểu tượng văn hóa của xứ Phù Tang. Nếu có cơ hội đến với Nhật Bản, hãy ghé thăm ngọn núi linh thiêng này nhé!

Tìm hiểu về núi Phú Sĩ Nhật Bản
Núi Phũ Sĩ Nhật Bản ở tỉnh nào của nước Nhật hay cao bao nhiêu có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn khi tìm hiểu về ngọn núi xinh đẹp và hùng vĩ này. Cùng chúng mình tìm hiểu những đặc điểm cũng như khám phá sự hình thành đến vẻ đẹp của ngọn núi thiêng này nhé.
Quá trình hình thành và đặc điểm của ngọn núi thiêng
Núi Phú Sĩ Nhật Bản có hình dạng của hình nón úp ngược, trong vòng bán kính 100 km từ núi Phú Sĩ mọi người có thể thấy được vẻ đẹp của hình nón úp ngược này. Từ độ cao 2.300 mét trên mực nước biển đến đỉnh núi, nó được bao phủ bởi dung nham núi lửa và cát núi lửa. Do đó, trong khu vực này, không có rừng rậm, không có suối, những con đường mòn không rõ ràng, chỉ có những con đường sỏi quanh co.
Ở độ cao 2000 m dưới chân núi có những hồ nước khổng lồ, thác nước và rừng rậm, khung cảnh rất đẹp. Do sự phun trào núi lửa vào những năm 781 và lần cuối cùng vào năm 1707 đã hình thành nhiều hang động ở dưới chân đồi rất đẹp và quyến rũ. Miệng núi lửa có đường kính khoảng 800 m, sâu 200 m, được phủ tuyết quanh năm được gọi là “tuyết lâu năm”.

Núi Phú Sĩ nằm ở tỉnh nào của Nhật Bản?
Núi Phú Sĩ nằm giữa 2 tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, gần Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 80km về phía tây nam. Khi thời tiết đẹp bạn có thể thấy phong cảnh thiên nhiên như mặt trời mọc, biển mây và cảnh đêm từ đỉnh núi. Trong khu vực núi Phú Sĩ, vào mùa xuân hoa anh đào nở rộ với những lễ hội hoa anh đào tuyệt đẹp, gió núi vào mùa hè, những chiếc lá mùa thu đầy đầy những ngọn núi và mùa đông đầy tuyết.
Hiện tại có hơn 2000 loại thực vật quanh núi, đó là một vườn thực vật tự nhiên. Vào tháng 7, tháng 8 hàng năm là mùa tốt nhất để leo núi Phú Sĩ Nhật Bản, các mùa khác bị đóng cửa. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với hồ Ashi gần đó tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi.
Núi Phú Sĩ cao bao nhiêu?
Núi Phú Sĩ hay Núi Fuji nằm trên đảo Honshu là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776,24 trên mực nước biển, là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây là một núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối vào năm 1707-1708
Truyền thuyết núi Phú Sĩ
Có rất nhiều câu truyện bí ẩn xoay quanh ngọn núi này, trong đó truyện về “Nàng công chúa dưới ánh trăng – Kaguya” được biết đến nhiều nhất.
Nàng công chúa dưới ánh trăng – Kaguya
Ngày xưa, ở một khu rừng xa xôi của nước Nhật Bản có hai vợ chồng ông lão tuy đã lớn tuổi nhưng lại chưa có con cái, hai người luôn sống trong cảnh cô quạnh buồn bã. Một ngày nọ khi ông lão lên rừng lấy tre, ông đã phát hiện một cây tre mà ông cắt phát ra ánh sáng kì lạ, ông lại gần thì phát hiện một bé gái vô cùng xinh xắn đang nằm trong ống tre.
Ông đã đem đứa bé về cho vợ mình, bà vô cùng vui sướng và đã sẽ nuôi đứa bé. Bà đặt tên cho cô bé là Út ống tre. Nàng Út ống tre ngay từ nhỏ đã rất kì lạ, nàng lớn nhanh như thổi khiến cho cha mẹ rất bất ngờ, và càng lớn lại càng xinh đẹp, cha mẹ nàng cũng ngày càng lo lắng vì sợ không thể mang lại cho nàng một cuộc sống hạnh phúc.
Một buổi chiều nọ khi ông lão đang trong rừng tre ông lại phát hiện ánh sáng kì lạ trên một cây tre, ông bèn cắt lấy cây tre này. Ngay lập tức, trước mắt ông hiện ra vô số vàng bạc châu báo cùng lụa là gấm vóc. Ông lão đem chuyện này kể với vợ mình, hai người nghĩ đây có lẽ là ý trời, những người đã mang nàng đến cho họ. Và rồi, họ xây một dinh thự lớn ở thủ phủ nhộn nhịp, từ đó gia đình có một cuộc sống sung túc.
Vẻ đẹp của nàng Kaguya
Năm tháng qua đi, nàng Út ống tre lớn lên và trở nên vô cùng xình đẹp, tiếng đàn của nàng làm say đắm lòng người. Trong một lần được gặp một vị vương thân lớn tuổi đã tặng cho nàng một cái tên là Kaguya. Ông nói: “nàng công chúa tỏa sáng như thanh tre mảnh mai, ta tặng cô bé cái tên Kaguya tượng trưng cho hình mẫu duyên dáng mảnh mai và một nét đẹp tỏa sáng từ bên trong”.

Từ sau khi mang tên Kaguya, tin đồn về vẻ đẹp của nàng truyền đi khắp nơi, có rất nhiều người đến cầu hôn nàng kể cả các vị hoàng tử từ những đất nước khác, nhưng đều bị nàng từ chối bằng cách đưa ra những sính lễ mà không ai có thể tìm được. Thiên Hoàng – Đức vua của Nhật thời bấy giờ cũng đem lòng yêu nàng, cũng không được nàng đồng ý, nhưng ông là người được nàng kính trọng và giữ liên lạc.
Kaguya tạm biệt cha mẹ
Vào những ngày trăng tròn khi Kaguya 15 tuổi, nàng Kaguya thường ngồi một mình nhìn lên ánh trăng buồn bã. Cha nàng thấy vậy bèn lo lắng hỏi han, nàng đã buồn bã nói: “Thưa cha, con vốn đến từ cung trăng, do phạm phải lầm lỗi mà bị đày xuống trần.
Nay thời hạn chịu hình phạt sắp hết, con sắp phải quay về. Lệnh thiên cung không thể chối từ. Nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ mọi người, đó là lý do vì sao con buồn.” Cha mẹ nàng biết chuyện đã cầu cứu Thiên Hoàng, họ đã cùng nhau tìm mọi cách bảo vệ nàng nhưng cuối cùng họ cũng không đủ sức chống lạ sức mạnh của thiên đình trên cung trăng.
Trước khi đi, vì vô cùng thương nhớ cha mẹ mình Kaguya đã để lại cho họ viên thuốc trường sinh và một bức thư bày tỏ tấm lòng mình với cha mẹ. Nhưng do quá nhớ con cha mẹ nàng đã không uống thuốc trường sinh này mà đã lặn lội lên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản để đốt, hy vọng những tình cảm từ đáy lòng mình có thể gửi được đến nàng. Từ đó trở đi, ngọn núi đó được gọi là “Fushi no yama” – Fushi trong tiếng Nhật có nghĩ là bất tử rồi đọc lái sang thành “Fuji no yama”, và đã tạo ra cái tên gọi “núi Phú Sĩ” (Fujisan).
Vì sao núi Phú Sĩ là biểu tượng văn hóa của nước Nhật?
Núi Phú Sĩ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Năm 2013, núi Phú Sĩ Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Núi Phú Sĩ là biểu tượng của đất nước Nhật Bản và được người Nhật ca ngợi là “Núi thiêng”. Người Nhật tin rằng núi Phú Sĩ là nơi ở của các vị thần, họ tôn thờ và hàng năm leo núi như một hình thức hành hương.

Ngọn núi thiêng biểu tượng tâm linh của người Nhật
Cựu Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone từng nói: “Đỉnh Phú Sĩ không đơn thuần là vật thể tự nhiên mà là nguồn tiếp tinh thần và can đảm tiếp cho tất cả người dân xuyên suốt lịch sử nước Nhật”. Từ lâu ngọn núi đã được các nhà thơ, nghệ sĩ tôn sùng là tiêu chuẩn của sự hoàn hảo, là nơi ở của thần linh.
Người Nhật không chỉ thờ phụng mà còn sợ hãi và kính trọng đỉnh núi cao nhất nước này. Tương truyền núi Phú Sĩ là nhà của kami – những linh hồn có sức mạnh điều khiển các yếu tố như nước và lửa. Những nghi lễ thờ cúng đầu tiên thực hiện quanh núi đều nhằm làm dịu các linh hồn lửa hủy diệt để ngăn chặn thảm họa tự nhiên.
Trước thế kỷ 6, người Nhật đã thờ núi Phú Sĩ từ xa bởi chính ngọn núi cũng được xem là nơi quá thiêng liêng đối với người phàm trần. Ngọn núi được coi là nơi lý tưởng để thiền định, tìm kiếm sự cô độc, thực hành khổ hạnh. Theo thời gian nhiều nghi lễ tôn thờ chuyển dần qua tu luyện bản thân và leo núi cũng thành một hình thức thờ cúng.
>>>Xem thêm: Chuông gió Nhật Bản
Ngày nay, người leo núi Phú Sĩ Nhật Bản vì mục đích giải trí nhiều hơn cả người đến đây hành hương nhưng nơi này vẫn luôn giữ được vẻ linh thiêng. Đây là ngọn núi cực kỳ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ và là một trong những biểu tượng Nhật Bản nổi tiếng nhất. Nếu có cơ hội đến đây nhất định phải ghé thăm một lần đấy nhé!