Tết Nhật Bản vào ngày nào? Những món ăn ngày tết đặc trưng của người Nhật

Tết Nhật Bản như thế nào có giống với Việt Nam hay không? Đối với những quốc gia thuộc Châu Á thì việc đón tết hàng năm sẽ được tính theo lịch âm, tuy nhiên hiện nay người Nhật đã chuyển sang đón tết hàng năm theo lịch dương. Người Nhật cho rằng việc đón tết theo lịch dương như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước.

Tết Nhật Bản vào ngày nào? Những món ăn ngày tết đặc trưng của người Nhật
Tết Nhật Bản vào ngày nào? Những món ăn ngày tết đặc trưng của người Nhật

Người Nhật đón tết theo lịch dương hay lịch âm?

Trước thời kỳ Minh Trị, ngày năm mới của Nhật Bản được dựa theo lịch âm, cũng như những người Việt Nam đương đại, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1873, năm năm sau khi Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã thông qua lịch Gregorian và ngày đầu tiên của tháng đã chính thức trở thành ngày văn hóa năm mới ở Nhật Bản.

Việc thay đổi lịch tết đã giúp người Nhật tiết kiệm được nhiều chi phí, chính phủ không phải trả lương tháng 13 cho công chức, số ngày nghỉ lễ của người dân ít đi, do đó sản lượng quốc gia tăng lên.

Lý giải cho việc này chính phủ Nhật Bản đã đưa ra giải thích về việc ăn tết theo lịch dương sẽ dần khiến cho Nhật Bản thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, đồng thời các nước phương tây ngày càng phát triển do đó nền văn minh của họ đã vượt xa khỏi các nước Châu Á về nhiều mặt.

Vậy năm 2022 sắp tới tết Nhật Bản vào ngày nào? Ngày tết sẽ là ngày 1/1/2022 vào ngày thứ 7.

Người Nhật thường làm gì vào ngày Tết

Trang trí nhà cửa ngày Tết

Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.

Kadomatsu là món đồ trang trí truyền thống không thể thiếu trong những ngày tết Nhật Bản. Vật này được làm từ tre, cành cây thông và đế bao là cỏ, rơm khô. Những thanh tre thể hiện cho sự thịnh vượng và cành thông biểu trưng cho sự trường thọ.

Kadomatsu thường được đặt trước cửa nhà vào cuối tháng 12 để chào đón Kami – vị thần quan trọng trong văn hóa của đạo Shinto. Đến ngày 15/1, nhiều người sẽ mang Kadomatsu đến các ngôi đền để đốt, nhằm biểu trưng cho sự trở về nhà.

Cùng nhau ngắm mặt trời đầu tiên của năm

Người Nhật thường làm gì vào ngày Tết

Một trong những phong tục ngày Tết Nhật Bản là đón chào năm mới bằng việc chờ đón ánh mặt trời đầu tiên của năm được gọi là Hatsuhinode. Khoảnh khắc ánh mặt trời đầu tiên chiếu rọi trong năm được xem là rất quan trọng với người Nhật Bản. Họ quan niệm rằng khi ấy thần năm mới Toshigami sẽ xuất hiện cùng mặt trời.

Thông thường các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau ra bãi biển để ngắm mặt trời mọc nếu có điều kiện. Đây là cách làm nhằm mưu cầu may mắn và hạnh phúc cho một năm mới.

Lì xì đầu năm

Lì xì đàu năm

Cũng như Việt Nam và nhiều nước châu Á, tết Nhật Bản có tục mừng tuổi trẻ nhỏ vào dịp năm mới. Phong tục mừng tuổi thể hiện cách trân trọng những nỗ lực của trẻ nhỏ trong suốt một năm học, đồng thời bày tỏ sự động viên, khích lệ tinh thần của ông, bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.

Tùy theo độ tuổi, các em sẽ nhận được số tiền khác nhau nhưng thường người ta sẽ nhân số tuổi với 500 yên. Theo đó, trẻ con lớn tuổi hơn sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Số tiền mừng tuổi trẻ nhỏ cũng phần nào phản ánh được thu nhập của từng hộ gia đình.

Cầu bình an gửi các vị thần

Lời cầu nguyện gửi các vị thần của người nhật
Lời cầu nguyện gửi các vị thần của người nhật

Ema ra đời từ truyền thống tưởng nhớ những chiến binh vĩ đại đã qua đời. Đây là những thẻ gỗ nhỏ, người ta thường viết những lời cầu bình an, mơ ước lên và treo tại các đền thờ trên khắp nước Nhật.

Không đơn thuần là một phong tục ngày Tết Nhật Bản lâu đời, Ema đối với người Nhật có giá trị tâm linh rất lớn. Đặc biệt, vào những ngày đầu năm mới, mọi người thường viết lên ước nguyện cầu một năm mới hạnh phúc, may mắn. Nhiều du khách phương Tây khá thích thú trước vật kỷ niệm nhỏ xinh này. Họ thường mua về với mục đích trang trí và cầu chúc bình an.

Món ăn ngày Tết Nhật Bản

Cùng với một văn hóa ẩm thực độc đáo thì ngày tết ở nhật bản sẽ có những món truyền thống nào? Khám phá cùng chúng mình nhé!

Món ăn cổ truyền ngày Tết Nhật Bản
Món ăn cổ truyền ngày Tết Nhật Bản

Mâm Osechi “hạnh phúc chồng chất hạnh phúc”

Cũng giống như Việt Nam, vào ngày Tết, người Việt Nam thường nấu bánh chưng, bánh tét thì ở Nhật đặc trưng chính là mâm Osechi
Cũng giống như Việt Nam, vào ngày Tết, người Việt Nam thường nấu bánh chưng, bánh tét thì ở Nhật đặc trưng chính là mâm Osechi

Giống với những hộp đựng cơm “bento”, các món trong Osechi Ryori thường được đựng những chiếc hộp sơn mài “ojubako”, có từ 3-5 tầng để đựng đồ ăn mà mỗi tầng đồ ăn thì mang một thông điệp, ý nghĩa khác nhau tượng trưng cho hy vọng, hạnh phúc và giàu có,…

Cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau thưởng thức một hộp "ojubako" vào ngày đầu năm mới.
Cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau thưởng thức một hộp “ojubako” vào ngày đầu năm mới.

Các món ăn sẽ được sắp xếp theo quy tắc, ứng với từng tầng riêng: tầng hộp đầu tiên là các món hầm và món luộc để ăn khai vị cùng với cá; tầng hộp thứ hai gồm các món ăn kèm, ăn nhẹ, tầng hộp cuối cùng, tầng dành cho các món chính như món hầm nước hoặc kho. Các món trong Osechi được nấu nướng cầu kì mang đầy đủ cả vị mặn, chua, vị ngọt và được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để dùng trong suốt ba ngày tết ở Nhật Bản.

Theo truyền thống từ xưa thì trong mỗi mâm Osechi, sẽ có những món đồ ăn sau:

Kuromame

Kuromame

Kurimame chính là món đậu nành đen ninh ngọt, nhìn đơn giản nhưng đâu là món ăn có cách chế biến cầu kì và tốn nhiều thời gian. “Mame” trong tiếng Nhật có nghĩa là “siêng năng, cần cù” món ăn này như là lời cầu mong sức khỏe tốt và làm việc, học hành chăm chỉ trong năm mới.

Kazunoko

Kazunoko

Kazunoko là trứng cá trích nấu với rượu và nước tương nhạt với ý nghĩa mong muốn con đàn cháu đống qua nhiều thế hệ

Ebi

Ebi

Trong quan niệm người Nhật, tôm được xem là biểu tượng của sự trường thọ. Đây là món ăn mong ước sống thọ đến lúc râu dài, lưng cong như tôm.

Tazukuri (Gomame)

Tazukuri (Gomame)

Ăn món cá cơm rim ngọt trong ngày tết sẽ mang ý nghĩa cầu xin một mùa gặt bội thu.

Datemaki

Datemaki

Datemaki, một loại trứng cuộn ngọt của người Nhật được làm từ trứng trộn với một nguyên liệu gọi là hanpen (bánh cá). Vì món này trông giống các cuộn giấy, nên có ý nghĩa phát triển văn hóa và học vấn

Kurikinton

Kurikinton

Kurikinton chính là món ngọt với nguyên liệu là khoai lang nghiền và hạt dẻ. Món ăn này có nghĩa đen là “bánh bao ngọt được làm từ hạt dẻ” là lời cầu xin một năm sung túc, tài chính thịnh vượng.

Kobumaki

Kobumaki

Kobumaki là rong biển cuộn rim ngọt với nhân bên trong đa dạng như cá ngừ, cá hồi, thịt gà,… món ăn này gửi đến Thần linh mong ước một năm mới gặp nhiều niềm vui.

Kamaboko

Kamaboko

Chả cá Nhật màu hồng và trắng. Màu đỏ được tin là giúp ngăn chặn các linh hồn độc ác, trong khi màu trắng đại diện cho sự trong sáng, món ăn là biểu tượng cho “Niềm hân hoan”. Ngoaì ra, hình kamaboro nhìn tương tự như mặt trời mọc lúc bình minh đại diện cho bình minh đầu tiên của năm mới. Đọc ngay: Tìm hiểu lý do tại sao Nhật Bản gọi là đất nước mặt trời mọc?

Onishime

Onishime

Onishime chính là món kho với nguyên liệu là củ sen, cà rốt, rễ cây ngưu bàng,… Trong đó Củ sen tượng trưng cho sự thông thái, eễ cây ngưu bàng thể hiện mong muốn một sức khỏe tốt.

Còn có một ý nghĩa sâu xa hơn cho hộp những món ăn tết Osechi Ryori, đó là những món ăn này thường có thể bảo quản và sử dụng dần trong vòng 3 ngày năm mới, giúp cho những người nội trợ trong gia đình đỡ mệt hơn khi liên tục phải chuẩn bị những món ăn cầu kì và số lượng món khá nhiều, không bị phụ thuộc vào những cửa tiệm, nhà hàng trên khắp nước Nhật Bản đã đóng cửa nghỉ tết.

Các thực phẩm, nguyên liệu để làm hộp đồ tết Osechi có thể được chuẩn bị sẵn trước đêm giao thừa, có nghĩa là trước thời khắc chuyển giao năm mới, sau đó để ở nơi thoáng mát trong vòng vài ngày không bị hư hỏng. Một phần truyền thống nấu Osechi trước với số lượng nhiều đủ dùng trong 3 ngày tết bắt nguồn từ quan niệm rằng, các vị Thần linh dịp tết đến cũng sẽ ghé thăm gian bếp của mỗi gia đình, vì vậy ngày tết Nhật Bản có phong tục kiêng không nấu nướng trong vong 3 ngày từ mùng 1 đến 3/1 đầu tiên của năm mới.

Kagami mochi

Những chiếc bánh Kagami mochi với mong muốn có một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc
Những chiếc bánh Kagami mochi với mong muốn có một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc

Được làm từ gạo thu hoạch vào mùa thu trong năm, Kagami mocha là món ăn người Nhật chọn cho ngày đầu năm với mong muốn có một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc. Nguồn gốc của cái tên Kagami mocha xuất phát từ việc người Nhật đặt hai chiếc bánh trắng mềm chồng lên nhau, trên đầu đặt một quả quýt nhỏ, trông như một chiếc gương đồng kiểu cũ. Bên cạnh đó, chữ “Kagami” thực chất là “kagamiru”, có nghĩa là “phản chiếu”. Vào ngày Tết, mọi người sẽ cùng nhau nhìn lại một năm qua mình đã làm và chưa làm được gì

Bánh dày Ozoni

Bánh dày Ozoni không thể thiếu trong ngày đầu năm mới
Bánh dày Ozoni không thể thiếu trong ngày đầu năm mới

Không chỉ vậy, vào ngày mùng 1 Tết, người Nhật thường có tục ăn bánh dày Ozoni, cũng nhằm mục đích cho các bé nhỏ ngoan hiền, luôn vâng lời ba mẹ ông bà.

Tết Nhật Bản và Tết Việt Nam giống và khác nhau như thế nào?

Nếu như người Việt Nam đón Tết theo lịch âm tức là Tết Nguyên đán thì người Nhật Bản lại đón Tết theo lịch dương.
Nếu như người Việt Nam đón Tết theo lịch âm tức là Tết Nguyên đán thì người Nhật Bản lại đón Tết theo lịch dương.

Dù đều là những nước thuộc châu Á, nhưng tết Nhật và tết Việt cũng có một vài điểm khác biệt thú vị như cách trang trí nhà cửa, những món ăn cổ truyền,

Loại cây đặc trưng cho ngày tết

Vào ngày Tết, người Nhật có tập quán trang trí cây thông (かどまつ) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay trước cổng công ty.
Vào ngày Tết, người Nhật có tập quán trang trí cây thông (かどまつ) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay trước cổng công ty.

Họ cho rằng cây thông là nơi đón chào Toshigamisama – vị thần mang đến sự may mắn, trường thọ và thịnh vượng cho mọi nhà. Bên cạnh vật trang trí phổ biến là cây thông thì người Nhật còn sử dụng những loại dây thừng được làm từ cỏ hay dải giấy trắng,… với ý nghĩa tượng trưng cho nhiều mong ước và những ý niệm khác nhau cho một năm mới tràn đầy sự may mắn và tốt lành.

Tại Việt Nam, hoa Mai (miền Nam) và hoa Đào (miền Bắc) là biểu tượng rõ ràng nhất của ngày tết. Nhà nhà trang trí những cây mai nở vàng rực với những câu đối, dây kim tuyến, đèn nháy để tăng thêm không khí rộn ràng của ngày Xuân. Hoặc những nhành đào tươi đỏ thắm mang lại lộc đỏ may mắn cả năm.

Món ăn cổ truyền ngày tết

Tại Việt Nam Tết là dịp để thưởng thức những món ăn ngon và giàu tính truyền thống của dân tộc nhất.

Thịt mõ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Ngày tết ở Viêt Nam như thế nào?
Ngày tết ở Viêt Nam như thế nào?

Bánh chưng, bánh giầy, bánh tét,… là những loại bánh đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết, gắn với câu chuyện cổ tích về các vua Hùng, tổ tiên, cội nguồn của người Việt.

các món ăn cổ truyền ngày tết

Một số món ăn truyền thống trong các mâm cỗ tét của người việt như: thịt kho trứng, măng kho với giò heo (miền Nam), canh khổ qua hầm( miền Trung), canh bóng (miền Bắc) , còn có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối…

Ngoài ra mỗi khi năm hết tết đến,người nhật cũng như người việt. Đều mua sắm những vật dụng cần thiết, dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Đến tối 30 tết tất cả mọi người trong gia đình sẽ tập trung để ăn bữa cơm tất niên, ngày đầu năm lễ chùa cầu phúc và hơn hết, ngày tết là ngày để tụ họp sum vầy.

Văn hóa Nhật Bản cùng độc đáo và tết Nhật Bản cũng vây. Bạn đã đón tết cổ truyền ở Nhật Bản bao giờ chưa. Chia sẻ cùng chúng mình những điều thú vị về ngày tết Nhật Bản nhé!

xkldnhatban-net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *