Tìm hiểu nét “đặc trưng” trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là những điều cơ bản mà lao động muốn sang Nhật làm việc luôn phải tìm hiểu trước để không bị bỡ ngỡ và đáp ứng được các tiêu chuẩn trong một môi trường cực kỳ chuyên nghiệp, đặc trưng của người Nhật. Để có sự chuẩn bị thật tốt, mời bạn cùng xkld-nhatban.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố
– Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…
– Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.

Nhìn chung, mọi định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đều được giải thích thông qua giá trị chung của doanh nghiệp, thường là những giá trị vô hình được đúc kết qua nhiều năm và là cái quan trọng nhất của doanh nghiệp. Sau cùng điều để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng đó là những trải nghiệm mà bạn mang lại cho khách hàng, được hình thành và phát triển nhờ văn hóa doanh nghiệp chứ không phải một khía cạnh nào khác.
Văn hóa trong doanh nghiệp Nhật Bản có gì đặc trưng?
Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của nhiều doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp Nhật Bản, yếu tố văn hóa càng được quan tâm và đặt nặng hơn. Bởi người Nhật khá coi trọng vấn đề về lễ giáo, ứng xử trong giao tiếp. Nhiều công ty Nhật Bản hiện nay đã xây dựng được văn hóa công ty thành công và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là yếu tố góp phần vào việc đưa các công ty Nhật trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.
Về triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh được xem như sứ mệnh trong sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển rất dài. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp Nhật Bản tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh, nên triết lý kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nghiệp.
Tại các công ty Nhật Bản, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp chính là phương châm “khách hàng là trên hết”.

Về đối nhân xử thế
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có quy tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau:
– Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh.
– Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng
– Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu.
Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nghiệp đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật luôn làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Công ty như một cộng đồng chung
Trong các công ty Nhật Bản, mọi người sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với thăng trầm của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh. Điều này thể hiện trên những phương diện:
– Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực.
– Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung.
Sự nghiệp và lộ trình công danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nghiệp. Người ta thường hỏi han nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt.
Công tác đào tạo và sử dụng người hợp lý
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nghiệp đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Họ cũng thường có hiệp hội và có quỹ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà họ quan tâm. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được quy trình chung và trách nhiệm về kết quả cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp.

Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong phong cách quản lý kiểu Nhật, cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản.
>>>Có thể bạn quan tâm: https://xkld-nhatban.net/tat-tan-tat-ve-chuong-trinh-xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-mien-phi-2021/
So sánh văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam
Toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam làm việc và giao tiếp với con người và các doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là một sự thật đầy thú vị nhưng cũng ẩn chứa nhiều bất trắc. Làm sao để có thể hiểu và phối hợp ăn ý với văn hóa làm việc của Nhật Bản? Nên nói gì, không nên nói gì? Hành động nào là cấm kỵ?
May mắn thay, Tiến sĩ tâm lý học, nhân chủng học người Hà Lan – Geert Hofstede – đã dày công phỏng vấn những người làm việc cho cùng một tổ chức tại hơn 40 quốc gia trên thế giới suốt hơn một thập kỷ, rồi phân tích dữ liệu để cho ra đời “Lý thuyết năm chiều văn hóa”. Từng quốc gia sẽ được tính điểm với thang tỷ lệ từ 0 đến 100 cho mỗi chiều. Chiều nào có điểm càng cao nghĩa là chiều đó được thể hiện nhiều ra bên ngoài xã hội.
Năm chiều văn hóa trong lý thuyết của Geert Hofstede và so sánh Việt Nam – Nhật Bản

Khoảng cách quyền lực (Power Distance – PD)
Trong văn hóa nói chung và văn hóa làm việc nói riêng, PD nói lên mức độ bất bình đẳng đã tồn tại – và được chấp nhận – giữa những người có và không có quyền lực trong xã hội và tổ chức.

Tại Việt Nam, điểm PD cao bởi sự chấp nhận bất bình đẳng giữa người và người được kéo dài. Theo đó, trong văn hóa làm việc của người Việt Nam, nhân viên làm theo lời sếp bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng và việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đẳng cấp cao hơn là khó khăn (có thể hiểu như “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”).
Còn quốc gia có điểm PD thấp hơn như Nhật Bản không nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa người và người về vị trí xã hội, về quyền lực, hay về của cải. Bình đẳng được coi như một mục đích chung của cả công ty. Một nhân viên có thể thẳng thắn nói suy nghĩ của mình với sếp hay từ đáy tháp quyền lực leo lên đỉnh là chuyện khá bình thường.
Chủ nghĩa cá nhân (Individualism – IDV)
IDV nói lên sức mạnh của một cá nhân với những người khác trong cộng đồng, sự kết nối và sẻ chia giữa các thành viên trong một tổ chức như doanh nghiệp.

IDV của cả Việt Nam và Nhật Bản đều không quá cao. Điều đó chứng tỏ người Việt Nam và Nhật Bản từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v…) và sau đó là trường học, cơ quan. Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng.
IDV của Nhật Bản cao hơn Việt Nam thể hiện xu hướng ít ràng buộc về gia đình, họ hàng, khu dân cư… Đây cũng là lý do mà người Nhật dành nhiều thời gian cho công việc hơn gia đình. Trong khi đó, người Việt Nam đặt ưu tiên cao hơn cho gia đình, bạn bè, họ hàng đặc biệt là sự quây quần trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp…
Tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance – QUAI)
Đến từ một quốc gia có điểm số cao về UAI, những người Nhật Bản luôn lo lắng về những bất trắc khó lường trước trong cuộc sống như thiên tai, dịch bệnh và họ là những người cẩn thận, kín kẽ. Họ không dễ dàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm trong văn hóa làm việc của họ. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy họ thường sống và làm việc bằng truyền thống, bằng các luật định và suy nghĩ do người xưa để lại.
Trái lại, người Việt Nam thường không quá quan tâm đến rủi ro và những điều không lường trước được. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm. Trong xã hội như thế, các giá trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi thường xuyên, và ít gò bó bởi các luật định trước. Từ đó, chúng ta có thể hình dung ra một sự kết hợp hoàn hào trong một đội ngũ có người Nhật và người Việt Nam. Đó là có sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo, tinh thần cải tiến, khả năng áp dụng công nghệ nhanh chóng của người Việt và khả năng dự báo rủi ro, bản kế hoạch chi tiết với nhiều phương án dự phòng của người Nhật.
Nam tính/ Nữ tính (Masculinity/ Femininity – MAS)

Chiều này chỉ ra mức độ gắn kết và đề cao vai trò truyền thống của nam và nữ trong văn hóa làm việc của một quốc gia. Ở Nhật Bản, điểm MAS cao chỉ ra quốc gia này khá phân biệt giới tính. Cụ thể, người đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội. Vì vậy, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm.
Còn ở Việt Nam, điểm số này thấp hơn bởi xã hội chấp nhận nam nữ bình quyền hơn. Trong xã hội như thế, nhìn chung phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh. Bạn có thể thành lập đội nhóm dựa trên việc phân bổ hợp lý các kỹ năng chứ không phải chỉ giới tính.
Định hướng dài hạn (Long-term orientation – LTO)
Định hướng dài hạn (LTO) đề cập đến việc các doanh nghiệp và con người trong các nền văn hoá có xu hướng nhìn về lâu dài hay ngắn hạn khi lập kế hoạch và cuộc sống. Đây là chiều thứ năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với triết học Nho giáo của các quốc gia châu Á. Từ đó dẫn tới cách cư xử hoàn toàn khác biệt so với các nền văn hóa phương Tây.
Ở chiều văn hóa cuối cùng này, cả Việt Nam và Nhật Bản có số điểm cao và bằng nhau. Điều đó chứng tỏ văn hóa làm việc hướng tương lai mà ở đó, người Nhật và người Việt Nam sẽ quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già. Đặc biệt, hai đất nước cũng coi trọng “kết quả cuối cùng” (virtue) hơn là “sự thật” (truth), thường lấy kết quả làm việc biện hộ cho phương tiện làm việc.
Áp dụng Lý thuyết năm chiều văn hóa
Khi bước vào một nền văn hóa làm việc khác như Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, bạn có thể sử dụng mô hình năm chiều văn hoá của Hofstede để đánh giá cách tiếp cận, các quyết định và hành động cho phù hợp. Trong việc ứng dụng lý thuyết năm chiều văn hóa, ta nên áp dụng những thông tin trên vào thực tiễn làm việc và giao tiếp với các đồng nghiệp người Nhật Bản của mình. Nhờ đó, ta sẽ thấu hiểu tường tận những cử chỉ dù là nhỏ nhất trong tác phong làm việc của đồng nghiệp, biết tôn trọng sự khác biệt đó. Có như vậy, chúng ta mới định hướng được cách làm việc nhóm (teamwork) và giao tiếp cho phù hợp.

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng làm nên tinh thần kỷ luật, nghiêm túc của người Nhật. Vậy nên các đơn tuyển của XKLD Nhật Bản không chỉ đào tạo cho người lao động về kiến thức chuyên môn mà còn cả các kỹ năng mềm giúp người lao động có thể thích ứng và hòa nhập nhanh vào môi trường làm việc mới. Đồng thời cũng rèn luyện cho người lao động tinh thần kỷ luật, sự tập trung, nghiêm túc, những phẩm chất được đánh giá cao trong công việc của người Nhật