Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng ở những năm đầu, nhưng không ổn định. Để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1918-1939, Nhật bản đã phát xít hóa bộ máy chính quyền và thực hiện chính sách đối nội phản động, đàn áp phong trào cách mạng trong nước. Đồng thời thực hiện các cuộc xâm lược bành trướng quy mô lớn. Cùng tìm hiểu chi tiết tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới
Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới giai đoạn 1918-1929

Nền kinh tế nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) sau chiến tranh thế giới thứ nhất, không mất mát gì trong chiến tranh. Trong vòng 5 năm (1914-1919), sản lượng ngành công nghiệp của Nhật tăng 5 lần. Nhiều công ty mới xuất hiện, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á.

Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo, tăng cao làm cho cuộc sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9-1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.

Tình hình xã hội Nhật Bản sau thế chiến thứ nhất

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển nhưng tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp gây ảnh hưởng đến toàn xã hội. Cụ thể là giá cả sinh hoạt đắt đỏ, đời sống vật chất của nhân dân vô cùng khó khăn, giá gạo tăng hàng ngày….đã làm bùng lên phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân. Đây được gọi là các cuộc “bạo động lúa gạo” lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

Cùng với đó là phong trào bãi công của công nhân. Đến tháng 7 năm1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới giai đoạn 1929-1939

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản. Nền kinh tế tài chính Nhật giảm sút nghiêm trọng. So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Biện pháp của chính phủ Nhật

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược. Khởi đầu là cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản; sau đó là Châu Á và lan ra toàn thế giới đã làm hình thành nên lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương. Tháng 9 – 1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn.

Vào những năm 1930, Nhật Bản thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ. Đo đó, phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật nổi dậy và diễn ra vô cùng sôi nổi. Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan. Đến năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

Hy vọng những chia sẻ của XKLĐ Nhật Bản sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Là tiền đề cho giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản sau này.

Xem thêm: >>>Giai đoạn phát triển THẦN KỲ của nền kinh tế Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *