Nét đẹp “ngàn xưa” trong Văn hóa Trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản là một nét văn hóa độc đáo từ ngàn xưa. Đến nay, trà đạo không đơn thuần là uống trà, mà còn ẩn chứa cả một nghệ thuật sống tinh tế. Cùng Xkld Nhật Bản tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về văn hóaTrà đạo Nhật Bản
Người Châu Á nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích là uống trà. Tùy theo mỗi nét văn hóa mỗi dân tộc mà cách thưởng thức trà sẽ khác nhau. Người Việt Nam thưởng thức trà theo cách của người Việt Nam, người Nhật thưởng thức trà theo cách của người Nhật đó được gọi là nét văn hóa, bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.
Lịch sử của văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nghệ thuật trà đạo tại Nhật được phát triển từ cuối thế kỷ thứ 12. Vào khoảng năm 1141 – 1215, có một vị cao tăng người Nhật tên Eisai sang Trung Hoa học đạo.

Trong suốt thời gian học đạo cho đến khi trở về, vị cao tăng này đã đem một ít hạt trà về trồng tại sân chùa. Trải qua thời gian nghiên cứu và trải nghiệm thực tế, vị cao tăng đã tự viết ra cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký: mang ý nghĩa về cách uống trà và công dụng của trà khi thưởng thức. Đặc biệt là hương vị trà vô cùng thu hút những người thưởng trà. Nét đặc sắc trong phong cách thưởng thức trà đạo Nhật chính là sự kết hợp độc đáo từ cách pha, cách uống đến nghi thức uống trà. Đã tạo ra phong cách uống trà đạo độc đáo của người Nhật.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo Nhật Bản
Một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ (Samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện nghi lễ của một buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Từ đó, công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Và họ đã kết hợp uống trà với tinh thần thiền của phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà.
Từ thưởng thức trà đến trà đạo là quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ nước ngoài trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần phật giáo.
Bốn nguyên tắc: Hòa – Kính – Thanh – Tịch
– “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.
– “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống.
– “Thanh là lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh.
– “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người cảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản
Ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”. Cảm nhận chất riêng, rất bình dị, gần gũi, mộc mạc từ thiên nhiên qua những tác trà. Như thế đó, Trà đạo là một phần thể hiện cách sống của người Nhật Bản trong thời đại hiện nay
Những dụng cụ pha trà cơ bản trong nghệ thuật Trà Đạo
Trà đạo được coi là niềm tự hào của người Nhật, là nét đặc trưng cơ bản của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Để pha được những ấm trà ngon, đòi hỏi không những là tay nghề có kinh nghiệm, mà còn phải có đầy đủ các dụng cụ pha trà chuyên nghiệp. Dưới đây là những dụng cụ cơ bản nhất để có một ấm trà theo đúng tiêu chuẩn.

Kama (nồi đun nước)
Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.
Tetsubin (ấm đun titlen nước)
Thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.
Chawan (bát trà)
Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng nhất của Trà đạo. Có rất nhiều loại bát khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản xưa kia cũng như ngày nay, bát trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Bát trà được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một bát trà có giá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ.
Bát trà được làm bằng gốm. Chất liệu được ưa thích không phải là những chiếc bát tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung quốc, mà là những chiếc bát thô sơ giản dị, và hơn nữa là được làm bằng tay. Chiếc bát trà thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”. Ở Nhật bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì: “nhất Raku, nhì Hazi, ba là Karatsu”.
Hagiyaki
Lò gốm tại huyện Yamaguchi của Nhật. Bát của Hazi có đặc trưng là màu hồng nhạt, chân đế thường được cắt hình tam giác.
Karu
Do dòng họ Karu tại Kyoto sản xuất, bằng tay và không dùng bàn xoay. Đặc trưng là được phủ men đậm hoặc nâu đỏ, xương gốm mềm và thô.
Karatsu
Sản xuất tại saga và nagasaki trong đảo Kyushu. đặc trưng là xương gốm phủ áo trắng, trang trí hoa văn đơn giản bằng sắc màu nâu. Ngoài ra có rất nhiều loại bát khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme,Tenmoku… Gốm sứ Việt nam cũng rất được các trà nhân ưa chuộng ngay từ thế kỷ 15, là thế kỷ phát triển rực rỡ của Trà đạo. Khi đưa một bát trà cho khách, nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ nghi đặc trưng của Trà đạo: “Hòa-kính- thanh- tịnh”.
Natsume (hộp đựng trà)
Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy. Natsume có thể được trang trí hoa văn bên ngoài và trong buổi trà đạo hoa văn này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Trà trước khi cho vào Natsume phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong Natsume được trình bày theo hình núi Phú Sĩ, vốn là biểu tượng của Nhật bản.
Chasen (dụng cụ pha trà)
Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt.
Chasaku (thìa xúc trà)
Làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán Chasaku là khấc tre, và người cầm Chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo.
Chakin (khăn lau)
Làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng.
Shaku (gáo múc nước)
Dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi. Các quy tắc sử dụng Shaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chảy từ Shaku xuống bát trà.
Futaoki
Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ kê nắp kama khi mở.
Kensui
Là dụng cụ để nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… nhưng trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ.
Không gian đặc trưng của phòng trà đạo Nhật Bản
Trà đạo là đặc trưng của văn hóa Nhật. Uống trà đạo Nhật Bản không hề đơn giản. Để thưởng thức được một ấm trà ngon, ngoài các yếu tố về nguyên liệu, cách pha,… còn cần một không gian thực sự phù hợp để thưởng trà.
Trà thất trong văn hóa trà đạo Nhật Bản
Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:
Một chòm cây mùa hạ, một nét biển xa, một vầng trăng chiếu mờ nhạt.
Trên con đường dẫn đến trà thất có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:
Tôi nhìn ra, không có hoa, cũng không có lá.
Trên bờ biển, một chòi tranh đứng trơ trọi, trong ánh nắng nhạt chiều thu.
Đặc điểm của trà thất
Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thậm chí vị samurai luôn luôn mang theo cây kiếm bên mình cũng phải để lại nó ở bên ngoài.

Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.
Tokonoma
Tokonoma là góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường, là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ “tokonoma” ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như titlenó. Có một vài dấu hiệu để biết đâu là Tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp, hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm.
Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. Khi bước vào một trà thất, bạn thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát. Bạn cũng có thể nói về các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến Tokonoma lẫn Chabana… chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.
Chabana
Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. “Cha”, theo nghĩa đen là Trà và “ban” là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa. Phong cách của Chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.
Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác. Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.

Kakejiku
Kakejiku là một tác phẩm title bằng tranh treo trên tường ở Kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như “Bình thường tâm là đạo”, hoặc đơn giản chỉ là một chữ “vô”.
Hy vọng những chia sẻ của xkld-nhatban.net sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa trà đạo Nhật Bản và có những giờ phút thư giãn bên nét văn hóa đặc trưng, tinh tế này!
>>>Có thể bạn quan tâm: https://xkld-nhatban.net/am-thuc-nhat-ban-kham-pha-10-mon-an-nhat-ban-noi-tieng-nhat/